BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Ngoại lực
- Khái niệm: Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
- Các tác nhân của ngoại lực gồm: Các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
II. Tác động của ngoại lực
1. Quá trình phong hóa
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
- Nơi diễn ra: Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
- Các dạng phong hóa: Hóa học, lí học và sinh học.
a) Phong hóa lí học
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước khác nhau, không làm biến đổi màu sắc, thành phần hóa học của chúng.
- Nguyên nhân chủ yếu: Sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động của con người,…
- Kết quả: đá nứt vỡ, mảnh vụn,...
b) Phong hóa hóa học
- Khái niệm: Là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
- Nguyên nhân: Tác động của chất khí, các chất khoáng chất hòa tan trong nước,...
- Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.
c) Phong hóa sinh học
- Khái niệm: Là sự phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật.
- Nguyên nhân: sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết các chất,...
- Kết quả: Đá bị phá hủy về mặt cơ giới và mặt hóa học.
- Sản phẩm: Một phần tạo thành lớp vỏ phong hóa, một phần tạo ra sản phẩm cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.
Quá trình phong hóa diễn ra được chia thành 3 dạng: phong hóa lí học, phong hóa sinh học, phong hóa hóa học.
Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm nước và dễ hòa tan đã hình thành nên dạng địa hình các – xtơ (hang động,…). Ở nước ta, địa hình các – xtơ rất phát triển ở vùng tập trung đá vôi.
Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy và làm biến đổi các loại đá va khoáng vật.
Phong hoá lí học là quá trình phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau mà không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật và hoá học của chúng.
Quá trình phong hóa là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
Quá trình hòa tan và tạo thành những dạng địa hình khác nhau ở trên mặt đất và ở dưới sâu, được gọi là quá trình cacxto.
Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.
Qúa trình mài mòn có đặc điểm là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt đất với một số nguyên nhân như: Nước chảy tràn trên sườn dốc, sự mài mòn của sóng biển và sự chuyển động của băng hà.
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học,…
Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh.
Đá bị nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột là phong hoá lý học.
Quá trình bóc mòn là quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu.
Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học. Nước có tác động hoà tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hoà tan của nước càng mạnh. Vì vậy, phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Phong hóa lí học xáy ra chủ yếu bởi tác động của sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối,...
Tác nhân ngoại lực là các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa,…), các dạng nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, dòng biển,…), sinh vật (động, thực vật) và con người.
Quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.