I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917 – 1923)
- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Véc-xai, đòi Chính phủ Pháp phải công nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam nhưng không được chấp nhận.
- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. => Người tìm ra con đường cứu nước.
- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp tại Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, Người tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri.
- Xuất bản báo Người cùng khổ, tham gia viết bài cho các báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân, viết sách Bản án chế độ thực dân Pháp và bí mật chuyển về Việt Nam.
II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923 – 1924)
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành.
- Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924 – 1925)
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu.
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn.
- Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ.
- Năm 1925, xuất bản báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Năm 1927, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh.
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam và tổ chức công nhân đấu tranh.
* Nhận xét những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1925): Trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của ĐCSVN.
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu đã được tập hợp và in thành sách "Đường Kách Mệnh".
Theo SGK Lịch sử 9 trang 61, khi các nước đế quốc thắng trận họp tại Véc-xai (1919) để chia lại thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp đưa tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Từ năm 1920 đến đầu năm 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở Pháp. Đến tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Ban Chấp hành. Sau đó, người ở lại Liên Xô một thời gian vừa nghiên cứu vừa học tập.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 61, khi các nước đế quốc thắng trận họp tại Véc-xai (1919) để chia lại thị trường thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp đưa tới hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước một cách thuận lợi và hiệu quả, trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực viết sách, viết báo cho các báo, tạp chí như báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo, Đời sống công nhân… Những ấn phẩm này được đưa về nước thông qua các tàu buôn, thông qua các học sinh… Từ đó chủ nghĩa Mác – Lê-nin dần được truyền bá sâu rộng trong các giai cấp ở Việt Nam.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 62, Tờ báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng dậy đấu tranh tự giải phóng.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 62, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp tại Véc-xai (1919) để phân chia thành quả chiến tranh. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản "Yêu sách của nhân dân An Nam", đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng, tự quyết của dân tộc Việt Nam nhưng không được chấp nhận.
Với nòng cốt là tổ chức "Cộng sản đoàn" , tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập "Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên."
Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam, cụ thể là:
Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù.
Thứ hai, Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lênin đã vạch ra.
Thứ tư, Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa.
Khi Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Người đã tin theo Lê-nin và đứng về phía Quốc tế thứ ba. Điều này có nghĩa Người đã xác định được con đường đi cho cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản noi theo cách mạng tháng Mười Nga.
Trong khoảng thời gian 1923 - 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Liên Xô. Người tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (6/1923), tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), vừa làm việc, vừa nghiên cứu và học tập.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 61, tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 63, các bài giảng của Người trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu được tập hợp lại và in thành sách Đường Kách mệnh (đầu năm 1927), vạch ra những phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Theo SGK Lịch sử 9 trang 63, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ cách mạng. Báo Thanh niên được xuất bản (1925) làm cơ quan tuyên truyền của hội.
Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng là nội dung của tờ báo Người cùng khổ. (SGK Lịch sử 9 tr 62)
Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12 – 1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Trước đó, cách mạng Việt Nam chưa có một đảng viên cộng sản nào.
Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về:
- Vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa.
- Mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở thuộc địa.
- Vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
= > Như vậy phương án "Về vai trò của việc đoàn kết các lực lượng dân tộc ở thuộc địa". không đúng.