Công dân với một số vấn đề cấp thiết của xã hội

Công dân với một số vấn đề cấp thiết của xã hội

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Công dân với một số vấn đề cấp thiết của xã hội

Lý thuyết về Công dân với một số vấn đề cấp thiết của xã hội

1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ

môi trường.

a. Ô nhiễm môi trường

- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người như: đất, nước, khí quyển, tài nguyên,… có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

- Thực trạng môi trường hiện nay:

   + Tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm nặng nề.

   + Tài nguyên rừng, biển, khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt.

   + Thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, hạn hán, lũ lụt, mưa axit, tầng ôzôn bị chọc thủng, trái đất có xu hướng nóng lên.

=> Thực trạng chung: Mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người.

b. Trách nhiệm của công dân trong bảo vệ môi trường

- Bảo vệ môi trường thực chất là khắc phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên.

* Trách nhiệm học sinh trong việc bảo vệ môi trường:

- Giữ gìn trật tự vệ sinh lớp học, nơi ở, công cộng.

- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ nguồn nước, các giống loài động thực vật…

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trồng cây dọn vệ sinh.

- Phê phán các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế bùng nổ dân số.

a. Bùng nổ dân số

- Bùng nổ dân số là sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội.

- Hậu quả bùng nổ dân số:

   + Mất cân bằng tự nhiên và xã hội

   + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường

   + Kinh tế nghèo nàn

   + Tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao

   + Tệ nạn xã hội gia tăng.

b. Trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số.

- Nghiêm chỉnh thực hiện tuyên truyền và vận động mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của nhà nước.

- Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện

3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc đẩy lùi các dịch bệnh hiểm nghèo

a. Những dịch bệnh hiểm nghèo

- Các loại dịch bệnh: Lao, tim, phổi, dịch tả, sốt rét, dịch, cúm gia cầm…đặc biệt là HIV/AIDS.

- Nguyên nhân:

   + Do môi trường sống ô nhiễm.

   + Người dân và nhà nước ít quan tâm và đề phòng dịch bệnh.

   + Trình độ khoa học y tế chưa phát triển.

   + Khả năng ngăn ngừa dịch bệnh kém.

b. Trách nhiệm công dân

- Rèn luyện sức khỏe.

- Tránh xa các tệ nạn xã hội.

- Tuyên truyền các biện pháp.

- Phòng tránh dịch bệnh.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nội dung nào thể hiện ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với đời sống xã hội?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ô nhiễm môi trường có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống con người.

Câu 2: Hành vi nào sau đây trái với bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hành vi chặt phá rừng bừa bãi để lấy gỗ là hành vi trái với bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3: Hiện nay, nhân loại phải đối diện với những vấn đề cấp thiết nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hiện nay, nhân loại phải đối diện với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó cấp thiết nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh hiểm nghèo.

Câu 4: Yếu tố nào sau đây không thuộc về môi trường tự nhiên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các yếu tố: đất, nước, khí quyển thuộc về môi trường tự nhiên, riêng khu đô thị thuộc về môi trường nhân tạo.

Câu 5: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật." (SGK GDCD 10 tr103)

Câu 6: Yếu tố nào sau đây thuộc về môi trường tự nhiên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Rừng sinh thái là yếu tố thuộc về môi trường tự nhiên, các yếu tố còn lại thuộc về môi trường nhân tạo.