Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

Lý thuyết về Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

I. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới

- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản phương Tây gắn bó chặt chẽ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

- Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng Sản được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của cách mạng thế giới.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.

II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai

1. Các phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc

- Năm 1919, phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.

- Năm 1923, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của Pháp.

- Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh.

2. Phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức

- Thành lập những tổ chức chính trị: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,…

- Xuất bản sách báo, lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.

- Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

III. Phong trào công nhân (1919 – 1925)

1. Hoàn cảnh

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật).

- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân Việt Nam.

2. Các cuộc đấu tranh

- Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

- Năm 1924 diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…

- Tháng 8/1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. => Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam – giai cấp công nhân đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây trong việc cùng đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

=> Sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kẻ thù chung của giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 59, dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Câu 3: Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải và bí mật giải về nước, kết án tử hình. Trước sức ép đấu tranh của quần chúng, thực dân Pháp đã buộc phải đưa Phan Bội Châu ra xét xử công khai và thay đổi bản án từ tử hình sang khổ sai chung thân.

Câu 4: Trong phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào được ví "như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân" ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 6/1924, Tâm Tâm xã cử Phạm Hồng Thái tổ chức cuộc ám sát toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở khách sạn Sa Diện (Quảng Châu - Trung Quốc) nhưng không thành công. Phạm Hồng Thái đã anh dũng hi sinh trên dòng Châu Giang. Sự kiện này được Trần Dân Tiên ví "như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân" vì nó đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn thời đại đấu tranh mới của dân tộc.

Câu 5: Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công nhân, viên chức ở các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đấu tranh đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.

Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các Đảng Cộng sản trên thế giới được thành lập tạo điều kiện thuận lợi gì cho cách mạng Việt Nam ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 59, Đảng Cộng sản Pháp ra đời năm 1920, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời năm 1921 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam.

Câu 7: Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919) là cuộc đấu tranh của giai cấp nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 59, giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau Chiến tranh thế giới thứ nhất muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đã phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn…

Câu 8: Tháng 6/1924, tại Quảng Châu (Trung Quốc) đã diễn ra một sự kiện tiêu biểu cho phong trào dân tộc dân chủ công khai, đó là sự kiện

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 6/1924, tại Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc), Phạm Hồng Thái đã dùng bom ám sát viên Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã cổ vũ thúc đẩy phong trào tiến lên. Đây là sự kiện tiêu biểu cho phong trào dân tộc dân chủ công khai.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các phong trào đấu tranh của tư sản Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 bao gồm:

- Phát động phong trào chấn hưng nội hóa, bai trừ ngoại hóa (1919).

- Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923).

- Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình.

- Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ.

Thành lập  các tổ chức chính trị: Đảng Thanh Niên, Hội Phục Việt là hoạt động của giai cấp tiểu tư sản.

Câu 10: Hai sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước dân chủ công khai của giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hai sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước dân chủ công khai giai đoạn 1919 - 1925 của giai cấp tiểu tư sản là cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả cụ Phan Bội Châu và đám tang cụ Phan Châu Trinh. (SGK Lịch sử 9 tr 60)

Câu 11: Sự kiện nào diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 59, tháng 3 – 1919, Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

Câu 12: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925, giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ chính trị như thế nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thái độ chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 là đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân. Chính vì thế, giai cấp tư sản không thể trở thành giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

Câu 13: Đảng Lập hiến là tổ chức do giai cấp nào thành lập ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 60, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng, đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng và gây áp lực với thực dân Pháp.

Câu 14: Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc đấu tranh thời kỳ này còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng. Đây là đặc điểm phong trào đấu tranh của giai cấp nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 60, những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy các cuộc đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát nhưng ý thức giai cấp phát triển nhanh chóng

Câu 15: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 9 trang 59, giai cấp tư sản dân tộc nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đã phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919), đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn…