I, Thức ăn và sự tiêu hóa
- Thức ăn sau khi ăn sẽ được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để hấp thụ.
- Quá trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng gọi là quá trình tiêu hóa.
- Thức ăn gồm chất hữu cơ và chất vô cơ
+ Chất hữu cơ: prôtêin, lipit, gluxit.… : bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa.
+ Chất vô cơ: Nước, muối khoáng: không bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa
- Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: Ăn và uống → đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa → tiêu hóa thức ăn → hấp thụ chất dinh dưỡng → thải phân.
- Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất cặn bã ra ngoài.
II. Các cơ quan tiêu hóa
Các cơ quan trong ống tiêu hóa |
Tuyến tiêu hóa |
Miệng |
Tuyến nước bọt |
Hầu |
Tuyến vị |
Thực quản |
Tuyến gan |
Dạ dày |
Tuyến tụy |
Ruột (Ruột non, ruột già, ruột thẳng) |
Tuyến ruột |
Hậu môn |
|
Tá tràng.
Bộ phận nằm liền ngay dưới dạ dày đó chính là tá tràng, là đoạn đầu của ruột non.
(Các em quan sát hình ảnh)
Miệng
Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng $ \to $ Thực quản $ \to $ Dạ dày $ \to $ Ruột non $ \to $ Ruột già $ \to $ Hậu môn.
Chất được biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hóa là gluxit.
(Các em quan sát hình ảnh)
Trong dạ dày có chứa tuyến vị.
(Các em quan sát hình ảnh)
Quá trình tiêu hóa được thực hiện nhờ hoạt động của các tuyến tiêu hóa và các cơ quan trong ống tiêu hóa.
(Kiến thức cơ bản, các em xem lại phần ghi nhớ trong SGK Sinh học 8)
Qua hoạt động tiêu hóa lipit sẽ được biến đổi thành axit béo và glixêrin.
(Các em quan sát hình ảnh)
Qúa trình tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
Chất không hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hóa thức ăn đó là vitamin.
Thanh quản không phải là bộ phận của hệ tiêu hóa. Thanh quản thuộc hệ hô hấp.
Biến đổi hóa học: Chất bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá.
Muối khoáng là chất không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới