1. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi
a) Bối cảnh
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập dâng cao mạnh mẽ.
b) Quá trình đấu tranh
- Giai đoạn 1945 - 1954: mở đầu ở Bắc Phi với thắng lợi ở Ai Cập, Libi,...
- Giai đoạn 1954 - 1960: Phong trào lan rộng ở Bắc Phi và Tây Phi với thắng lợi của Tuynidi, Marốc, Xuđăng,…
- Giai đoạn 1960 - 1975:
- Giai đoạn 1985 - nửa sau những năm 90 của thế kỉ XX: hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân và giành độc lập dân tộc:
c) Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả: Dẫn đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập. Chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa sụp đổ hoàn toàn.
- Ý nghĩa:
II. Quá trình giành và bảo vệ độc lập ở khu vực Mĩ Latinh
a) Bối cảnh
- Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ => Đấu tranh chống lại các chế độ độc tài thân Mĩ.
b) Quá trình đấu tranh
- Giai đoạn 1945 - 1959: Năm 1959, Cách mạng Cuba giành thắng lợi.
=> Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân các nước Mĩ Latinh.
- Từ thập niên 60 - 70 đến 2000: 13 quốc gia vùng Caribê giành độc lập, thu hồi chủ quyền kênh đào Panama.
c) Kết quả, ý nghĩa
- Kết quả: Chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thiết lập.
- Ý nghĩa:
Sự kiện được xem là mốc mở đầu của phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ II là cuộc binh biến của sĩ quan, binh lính yêu nước ở Ai Cập (1952).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến khu vực Mĩ Latinh trở thành "sân sau" của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ.
Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Cuba.
Nước Cộng hòa Cuba được thành lập năm 1959 là kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta - một chế độ độc tài thân Mĩ.
Bản Hiến pháp được ban hành vào tháng 11/1993 ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai tồn tại ở Nam Phi.
Theo SGK Lịch sử 12, trang 38-39, từ đầu thế kỉ XIX, nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào đế quốc Mĩ.
Phong trào cách mạng châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ II được bắt đầu từ khu vực Bắc Phi.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ la tinh thành “sân sau” của mình.
Phiđen Cátxtơrô là người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Năm 1975, nhân dân Ănggôla và Môdămbích đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha. Thắng lợi này đã khiến chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã.
"Lục địa mới trỗi dậy" là cụm từ dùng để diễn tả phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8 - 1961, Mĩ đề xướng thành lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh.
Trong cuộc bầu cử dân chủ giữa các chủng tộc ở Nam Phỉ (4/1994), Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi.
Sau 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954 - 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha (1975) đã khiến cho chủ chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã rã.
Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là các chế độ độc tài thân Mĩ.
Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8 - 1961, Mĩ đề xướng việc tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh.
Cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952) đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (1953).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Cuba sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang để lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ.
Với tinh thần đấu tranh không biết mệt mỏi, năm 1959 Cuba đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là chủ nghĩa A-pác-thai (phân biệt chủng tộc).
Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.
Từ sau cuộc phát kiến địa lí của Côlômbô thế kỉ XV, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia tiên phong trong công cuộc thiết lập chế độ cai trị ở đây. Do đó, trước thế kỉ XIX, các nước ở Mĩ Latinh chịu sự thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân châu Phi đứng lên đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ (thực dân Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,...).
Chế độ độc tài Batixta do Mĩ thiết lập ở Cuba (3 - 1952) thực chất là chế độ tài quân sự.
Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa của 135 thanh niên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu (7/1953) là sự kiện mở đầu cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta ở Cuba.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với tư cách là nước đồng minh thắng trận, cộng với những ưu thế mạnh mẽ về quân sự, kinh tế và vị trí địa lí, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau" của mình bằng cách thiết lập ở đây chế độ độc tài thân Mĩ.
Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v… Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và biến khu vực này trở thành “lục địa bùng cháy”