1, Một số ngành giun dẹp khác
- Giun dẹp thường kí sinh ở các cơ quan có nhiều chất dinh dưỡng của người và động vật như ruột non, gan, máu.
+ Ví dụ:
- Sán lá máu kí sinh trong máu người
- Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn
- Sán dây kí sinh ở ruột người và cơ bắp trâu, bò, lợn
- Xâm nhập chủ yếu qua con đường ăn uống (sán lá, sán dây) hay qua da (sán lá máu..)
2. Đặc điểm chung
* Kết luận đặc điểm chung của ngành Giun dẹp:
- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng
- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn
* Giun dẹp kí sinh còn có thêm các đặc điểm:
- Có giác bám, cơ quan sinh sản phát triển
- Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
3. Cách phòng chống giun dẹp kí sinh:
+ Giữ vệ sinh ăn uống: thức ăn phải nấu chín, uống nước sôi để nguội.
+ Giữ vệ sinh môi trường, thức ăn cho vật nuôi
Sán lá máu kí sinh trong máu người. Sán lá gan kí sinh trong gan, mật trâu bò Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn. Sán lông không kí sinh.
Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo (chứa nang sán) sẽ mắc bệnh sán dây.
Sán lông sống tự do thường gặp ở vùng nước ven biển. Ở các ao, hồ ít gặp hơn.
Cơ thể sán dây dẹp theo chiều lưng bụng, đối xứng 2 bên.
Nhờ các lông bơi, sán lông bơi nhẹ nhàng trong nước hay trượt trên giá thể.
Vật chủ trung gian của sán bã trầu là ốc gạo, ốc mút.
Sán lông có miệng nằm ở mặt bụng.
Số 3 ở hình trên chính là miệng sán lông.
Sán lá máu cơ thể phân tính: con đực riêng, con cái riêng. Sán lá gan, sán dây, sán bã trầu cơ thể lưỡng tính.
Sán dây kí sinh ở ruột non người và cơ bắp của trâu bò.
Sán dây rất dài (8-9m).
Cơ thể sán lông hình lá, hơi dài, dẹp theo hướng lưng bụng.
Sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn khi ăn phải kén sán lẫn trong rau, bèo.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới