1. Độ lớn của vận tốc tức thời.
Trong khoảng thời gian rất ngắn $\Delta t,$ kể từ lúc ở M vật dời được một đoạn đường $\Delta s$ rất ngắn thì đại lượng: $\mathbf{v}=\dfrac{\Delta s}{\Delta t}$ là độ lớn vận tốc tức thời của vật tại M.
Đơn vị vận tốc là m/s
2. Véc tơ vận tốc tức thời.
Vectơ vận tốc tức thời $\overrightarrow{v}$ tại một điểm trong chuyển động thẳng có:
+ Gốc nằm trên vật chuyển động khi qua điểm đó
+ Hướng trùng với hướng chuyển động
+ Độ dài biểu diễn độ lớn vận tốc theo một tỉ xích nào đó và được tính bằng:$v=\dfrac{\Delta s}{\Delta t}$
Với $\Delta s$là quãng đường đi rất nhỏ tính từ điểm cần tính vận tốc tức thời
$\Delta t$ là khoảng thời gian rất ngắn để đi đoạn $\Delta s$
3. Một số công thức
$S={{v}_{0}}.t+\dfrac{1}{2}a{{t}^{2}}$ Công thức độc lập thời gian: ${{v}^{2}}{{v}_{0}}^{2}=2.a.S$
Trong đó: $a>0$ nếu CĐNDĐ; $a<0$ nếu CĐCDĐ
Điều kiện đúng là $ {{v}_{o}} > 0,\text{ }a < 0,\text{ }s > 0 $
Vật chuyển động nhanh dần theo chiều âm của trục tọa độ.
Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.
Công thức: $ a=\dfrac{{{v}_{t}}-{{v}_{0}}}{t-{{t}_{0}}} $ là chính xác.
Vecto vận tốc cho biết phương, chiều chuyển động và tốc độ nhanh hay chậm.
Các tính chất đặc trưng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều:
- Gia tốc của vật có độ lớn không đổi theo thời gian và luôn cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc của vật.
- Vận tốc tức thời của vật có phương, chiều luôn không đổi và có độ lớn tăng theo hàm bậc nhất của thời gian.
- Quãng đường đi được của vật tăng theo hàm số bậc hai theo thời gian.
Vận tốc tức thời là vận tốc tại một thời điểm nào đó.
Vì $ \overrightarrow{a}=\dfrac{\overrightarrow{{{v}_{2}}}-\overrightarrow{{{v}_{1}}}}{\Delta t} $ nên $ \overrightarrow{a} $ có chiều của $ \overrightarrow{{{v}_{2}}}-\overrightarrow{{{v}_{1}}} $
Một ôtô chuyển động từ Hà nội tới thành phố Hồ chí minh không phải là chuyển động thẳng biến đổi đều.
Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì độ lớn của vận tốc tăng dần đều theo thời gian.
Trong chuyển động biến đổi, vecto vận tốc và vecto gia tốc luôn cùng phương.
Trong chuyển động thẳng chậm dần đều véctơ vận tốc và véctơ gia tốc ngược chiều với nhau.
Khi vật chuyển động thẳng biến đổi đều thì vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
Viên đạn ra khỏi nòng súng với vận tốc 300 m/s.
Công thức đúng là $ {{v}^{2}}-{{v}_{0}}^{2}=2\text{a}\Delta x $
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều véc tơ gia tốc của vật có hướng và độ lớn không đổi.
Biểu thức đúng là $ {{v}_{max}}~\ge {{v}_{tb}}~\ge {{v}_{min}} $
Véctơ gia tốc có thể vuông góc với véctơ vận tốc.
Biểu thức đúng là: $ {{v}_{tb}}=\dfrac{\Delta x}{t}=\dfrac{v+{{v}_{0}}}{2} $
Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hai chậm của vận tốc.
Độ lớn của gia tốc đo bằng thương số giữa độ biến thiên của vận tốc và khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên đó.
Gia tốc là một đại lượng véctơ.
Gia tốc là một đại lượng véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
Vật bắt đầu chuyển động nên v = a.t
Đồ thị $ (\Delta x;t) $ chỉ là một phần của đường parabol.
Vật chuyển động thẳng chậm dần đều khi véctơ gia tốc của vật ngược chiều với véctơ vận tốc.
Phương trình tọa độ: $ x={{x}_{0}}+{{v}_{0}}t+\dfrac{1}{2}a{{t}^{2}} $ , với t > 0 nên Đồ thị toạ độ-thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều là một phần của đường Parabol.
Gia tốc có thể có giá trị âm.
Biểu thức đúng là: $ a=\dfrac{{{v}_{t}}-{{v}_{0}}}{t-{{t}_{0}}} $
Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều khi véctơ gia tốc của vật cùng chiều với véctơ vận tốc.
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau không bằng nhau.
Vận tốc của vật luôn dương là sai.
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Dựa vào biểu thức $ v={{v}_{0}}+at $ , vậy a là hệ số góc của đường biểu diễn vận tốc theo thời gian.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới