1. Định luật.
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
$\overrightarrow{{{F}_{BA}}}=-\overrightarrow{{{F}_{AB}}}$
2. Lực và phản lực.
Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.
Đặc điểm của lực và phản lực :
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Các lực cơ học
Phát biểu đúng là: Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào trái bóng.
Cặp " lực và phản lực" trong định luật III Niu-ton tác dụng vào hai vật khác nhau.
Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
Hiện tượng xảy ra là tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ. Do khi tác dụng lực trong thời gian ngắn do quán tính chiếc cốc không kịp thay đổi vận tốc tức là vận tốc vẫn giữ nguyên (bằng 0).
Hai lực trực đối có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau.
Khi một ô tô tải va chạm vào ô tô con thì cả hai ô tô chịu tác dụng hai lực bằng nhau(xét về độ lớn)
Lực tác dụng và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.
Theo định luật III Niutơn thì những lực tương tác giữa hai vật luôn cùng độ lớn.
Lực tác dụng vào dây có độ lớn F
Trong định luật III Niu - tơn, lực và phản lực cùng giá, độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau.
Phát biểu sai là: Lực và phản lực luôn cân bằng vì chúng cùng đặt vào một vật.
lực tác dụng vào con trâu làm nó chuyển động về phía trước là lực mà mặt đất tác dụng vào con trâu..
Phát biểu sai là: Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.