I. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương
1. Mĩ can thiệp sâu vào chiến tranh Đông Dương
- Ngày 23/12/1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp.
- Tháng 9/1951, Mĩ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ.
2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi
- Ngày 6/12/1950, dựa vào viện trợ Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, mong muốn kết thúc nhanh chiến tranh.
- Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi:
=> Đưa cuộc chiến tranh của thực dân Pháp lên quy mô lớn, làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta trở nên khó khăn, phức tạp.
II. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
1. Thời gian, địa điểm
Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương được họp tại Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
2. Nội dung
- Thông qua Báo cáo chính trị và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.
- Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lê-nin riêng. Ở Việt Nam, đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
- Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị.
3. Ý nghĩa
Đánh dấu bước phát triển của Đảng trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
III. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt
1. Về chính trị
- Từ 3 đến 7/3/1951, Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.
- 11/3/1951, thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào, tăng cường khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong đấu tranh chống Pháp và can thiệp Mỹ.
- 1/5/1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã tổng kết, biểu dương 7 anh hùng.
2. Về kinh tế
- Vận động lao động sản xuất và tiết kiệm.
- Chấn chỉnh thuế khóa, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
- Phát động giảm tô và cải cách ruộng đất.
3. Về văn hóa, giáo dục, y tế
- Giáo dục: tiếp tục cải cách giáo dục.
- Văn hóa: thực hiện “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
- Y tế: xây dựng bệnh viện, bệnh xá, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam.
Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, ngoài việc tăng cường những thắng lợi quân sự, Đảng chủ trương phát động phong trào thi đua yêu nước nhằm huy động toàn dân tham gia kháng chiến và đóng góp sức người sức của đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng đi đến thắng lợi. Sau 7 năm tiến hành kháng chiến chống Pháp, đã có rất nhiều tấm gương trong phong trào thi đua yêu nước với nhiều thành công trên các mặt trận, nhất là mặt trận quân sự. Để biểu dương thành tích mà nhân dân đã đạt được trong thời gian đó, ngày 1/5/1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất đã tổng kết và bầu ra 7 anh hùng, đó là: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa và Hoàng Hanh.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác - Lênin riêng, ở Việt Nam là Đảng Lao động Việt Nam.
Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 – 1954) nhận được sự viện trợ chủ yếu của Mĩ.
Cuối năm 1950, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi ở Đông Dương với mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2/1951) đã thông qua hai văn kiện quan trọng, đó là Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh.
Năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt được thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.
Đại hội nào của Đảng đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi?
Đại hội đại biểu lần thứ II đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".
"Gấp rút chuẩn bị quân Âu - Phi, xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh, ra sức phát triển nguỵ quân" là một trong bốn điểm chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) đã bầu Trường Chinh làm Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã thông qua 2 văn kiện quan trọng. Trong đó, Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường đấu tranh oanh liệt của lịch sử kể từ ngày ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến của Đảng.
Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), năm 1953, Đảng và Chính phủ đã
Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), năm 1953, Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có tiến hành cải cách ruộng đất.
Dựa vào viện trợ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi với mong muốn kết thúc chiến tranh. Nội dung chủ yếu của kế hoạch này là bao vây, cô lập vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn sự chi viện, tiếp tế của vùng tự do lên Khu giải phóng Việt Bắc, đưa cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp lên quy mô lớn.
Để tăng cường xây dựng hậu phương của cuộc kháng chiến chống Pháp, trong những năm 1951 - 1953, nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, trong đó có cuộc vận động xây dựng đời sống mới.
Từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp, đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Đông Dương một đảng Mác - Lênin riêng, có cương lĩnh riêng phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc. Việc làm này nhằm phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc trên bán đảo Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đại hội Đảng lần thứ II họp từ ngày 11 đến ngày 19 – 2 – 1951 tại xã Vinh Quang (Chiêm Hóa – Tuyên Quang). Đại hội đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác – Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp với đặc điểm phát triển của từng dân tộc. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Điểm thứ hai trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của Pháp là xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thành lập "vành đai trắng" bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm ngăn chặn chủ lực của ta và kiểm soát việc ta đưa nhân tài, vật lực ra vùng tự do.
Tổ chức đoàn kết toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ ngày 7/3/1951 là Mặt trận Liên Việt.
Sau chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp ngày càng sa lầy trên chiến trường Đông Dương, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển. Cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự là một mối lo ngại của chính giới Pháp bởi nếu kéo dài chiến tranh thì nguy cơ đến với nước Pháp là khá lớn. Trong hoàn cảnh đó, Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn vào chiến tranh Đông Dương với âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh nhằm hất cẳng Pháp và độc chiếm khu vực này. Ngày 6/12/1950, Chính phủ Pháp đã cử Tướng Đờ Lát đơ Tátxinhi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh kiêm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Dựa vào viện trợ của Mĩ, lại có quyền lực trong tay, Đờ Lát đơ Tátxinhi đề ra kế hoạch mới nhằm kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Do vậy đáp án đúng là Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Để bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, ta đã thực hiện được 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất tại 53 xã thuộc vùng tự do ở Thái Nguyên, Thanh Hóa.
Ngày 11/3/1951, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơme Ítxarắc, Mặt trận Lào Ítxala họp Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. Liên minh thành lập đã tăng cường khối đoàn kết ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.