I. Nguyên nhân của chiến tranh
a) Nguyên nhân sâu xa
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối XIX đầu XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước đế quốc:
⇒ Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng sâu sắc, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nhằm tranh giành thuộc địa đã diễn ra: Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902), chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905),...
- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau gay gắt:
⇒ Cả hai khối đế quốc đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ của nhau.
b) Nguyên nhân trực tiếp
- 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát tại Xéc-bi => Giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh.
II. Diễn biến chiến tranh
III. Kết cục chiến tranh
- Kết cục: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức, Áo – Hung.
- Hậu quả chiến tranh: gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:
- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thuộc địa.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.
Áo-Hung tuyên chiến với Xéc-bi (28-7-1914), Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Trong quá trình chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bật là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917)
Mở đầu cuộc chiến Đức dự định đánh bại Pháp một cách chớp nhoáng.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản có sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị.
Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.
Từ năm 1916, cả hai phe đang ở thế cầm cự.
Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản (thời gian và tốc độ) cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.
Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản (thời gian và tốc độ) cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc "già" (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa.
Khối liên minh gồm những nước: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a ra đời năm 1882.
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) là Thái tử Áo - Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát (ngày 28 - 6 - 1914).
Khối Hiệp ước bao gồm những nước: Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.
Trong giai đoạn thứ nhất Pháp được cứu nguy nhờ Nga tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông.
Trong giai đoạn hai của Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng tham chiến của phe Hiệp ước có sự biến đổi :
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), nhà nước Xô viết rút nước Nga ra khỏi chiến tranh với hòa ước Brét-li-tốp.
- Mĩ tham chiến, trở thành lực lượng lãnh đạo của phe Hiệp ước khi Anh, Pháp suy yếu.
Khi chiến tranh bùng nổ, Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga đảng đã kiên quyết chống chiến tranh.
Cách mạng tháng 10 Nga thành công, nhà nước Xô viết ra đời đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến tranh khi nhà nước Xã hội chủ nghĩa ra đời với mục tiêu giữ hòa bình và an ninh, giúp đỡ các dân tộc thuộc địa.
Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng để đánh Pháp, sau đó quay sang tấn công Nga. Ở mặt trận phía Đông, kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" đã bị thất bại do thắng lợi của quân Pháp trên sông Mác-nơ và quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới