I. Cách mạng công nghiệp
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh
- Tiền đề của cuộc cách mạng:
- Thời gian: Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX.
- Thành tựu:
- Tác động: Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.
Khái niệm: Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng chuyển từ nền sản xuất thủ công sang nền sản xuất lớn bằng máy móc.
2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức (Giảm tải)
3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
- Về kinh tế:
- Về xã hội:
II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX (Giảm tải)
2. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi
- Nguyên nhân: Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm gia tăng nhu cầu tranh giành thị trường, đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông, đặc biệt là những nơi có nguồn tài nguyên phong phú và kinh tế lạc hậu.
- Kết quả: Hầu hết các nước châu Á, châu Phi trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Năm 1840, Anh gây ra cuộc Chiến tranh thuốc phiện với triều đình Mãn Thanh, mở đầu cuộc xâm chiếm Trung Quốc.
Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp. Từ đầu những năm 60 của thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh với sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni.
Năm 1784, Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước.
Tư bản, nhân công và sự phát triển của kĩ thuật là những yếu tố chủ yếu thúc đẩy nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp.
Nửa cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào và Campuchia lần lượt bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
Trong khi hàng dệt của Anh bán chạy khắp châu Âu thì giữa khâu kéo sợi và dệt vải có sự mất cân đối - cứ 10 người kéo sợi mới đủ cho một thợ dệt. Do đó cần phải chế tạo ra các máy móc để khắc phục tình trạng "đói sợi".
Lúc đầu, máy móc ở Anh mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác.
Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh, làm cho năng suất dệt tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy, gọi là máy kéo sợi Gien-ni.
Ấn Độ từ thế kỉ XVII đã là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp. Cuối thế kỉ XVIII, Anh giành thắng lợi và độc chiếm Ấn Độ.
Cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.
Cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đã biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Thời bấy giờ, Anh được gọi là công xưởng của thế giới.
Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi bằng sức nước.
Cách mạng công nghiệp nữa cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng trên lĩnh vực sản xuất, vì những thành tựu của cách mạng công nghiệp đều nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất của con người.
Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm; xe lửa và đường sắt bắt đầu phục vụ đời sống xã hội.
Như vậy, vào đầu thế kỉ XIX, những phương tiện giao thông như tàu thủy, xe lửa bắt đầu được sử dụng để phục vụ đời sống của con người.
Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản: nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp lớn, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ nông thôn đến tìm việc làm.
Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ ngành dệt rồi sau đó lan ra các ngành công nghiệp khác.
Cách mạng công nghiệp nửa cuối thế kỉ XVIII diễn ra đầu tiên ở Anh.
Vào thế kỉ XIX, ở khu vực Đông Nam Á, Xiêm trở thành nơi tranh chấp giữa thực dân Anh và thực dân Pháp.