Hạn chế ô nhiễm môi trường
a. Hạn chế ô nhiễm không khí
- Nguyên nhân: do các chất thải từ 1 số hoạt động như: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, cháy rừng, đun nấu trong gia đình …
- Biện phán hạn chế: trồng nhiều cây xanh, không chặt phá rừng, sử dụng năng lượng sạch ví dụ: gió, mặt trời …
b. Hạn chế ô nhiễm nguồn nước
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước:
+ Nước thải sinh hoạt
+ Nước thải từ các nhà máy
- Biện pháp hạn chế: xây dựng hệ thống xử lí nước thải từ các khu công nghiệp và khu dân cư thông qua các hệ thống xử lí nước cơ học, hóa học và sinh học
c. Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
- Nguyên nhân:
+ Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, vứt các vỏ thuốc trên các ao hồ, kênh rạch …
Biện pháp hạn chế:
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế, đúng liều lượng.
+ Sản xuất lượng thực và thực phẩm an toàn
+ Sử dụng thiên địch để loại trừ sâu hại và cây trồng
d. Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn
- Nguyên nhân:
+ Từ các hoạt động sinh hoạt gia đình, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản …
- Biện pháp:
+ Xây dựng các nhà máy xử lí chất thải và tái chế chất thải thành các nguyên liệu, đồ dùng
+ Phân loại rác thải
+ Đốt hoặc chôn lấp rác một cách khoa học. Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
Người ăn gỏi cá sẽ dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt, …
Tất cả các hoạt động trên đều là nguồn gốc của chất thải rắn, các chất thải công nghiệp như đồ cao su; các chất thải nông nghiệp chủ yếu là rác hữu cơ; các chất thải y tế như bông băng bẩn, kim tiêm; các chất thải sinh hoạt như túi nilon, …
Thuốc bảo vệ thực vật gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây hại.
Bệnh tả (cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch đường tiêu hoá do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là do thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh.
Các chất CO, CO2, NO2, SO2 là các khí độc hại cho cơ thể sinh vật, gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn gốc chủ yếu gây ô nhiễm sinh học là do các chất thải như phân, rác, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện … không được thu gom và xử lí đúng cách đã tạo cho môi trường nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển.