I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ
- Đầu thế kỉ XIII, nhà nước phong kiến Mông Cổ được thành lập với lực lượng quân đội hùng mạnh, hiếu chiến, xâm chiếm và thống trị nhiều quốc gia.
- Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tiêu diệt Nam Tống.
- Tướng Mông Cổ ba lần sai sứ giả đưa thư đe dọa và dụ hàng đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam.
2. Nhà Trần chuẩn bị tiến hành kháng chiến chống quân Mông Cổ
a) Chuẩn bị của nhà Trần
- Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí.
- Thành lập các đội dân binh ngày đêm tập luyện võ nghệ.
b) Diễn biến
- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông Thao thì bị quân ta chặn đánh ở Bình Lệ Nguyên.
- Do thế giặc mạnh, vua Trần cho quân rút lui khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống”.
- Quân Mông Cổ kéo vào thành Thăng Long trống vắng không một bóng người và lương thực.
- Chưa đầy một tháng chiến đóng, quân Mông Cổ rơi vào tình trạng thiếu lương thực chúng tàn phá, cướp bóc bị nhân dân chống trả quyết liệt làm lực lượng của chúng bị tiêu hao.
- Quân Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua to phải tháo chạy khỏi thành Thăng Long.
- Trên đường rút chạy, quân địch bị quân đội nhà Trần truy kích.
c) Kết quả
Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
1. Âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên
- Năm 1279, Mông Cổ tiêu diệt Nam Tống, thống trị hoàn toàn Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên.
- Vua Nguyên ráo riết thực hiện âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt để làm cầu nối thôn tính các nước phía nam Trung Quốc.
- Năm 1283, quân Nguyên đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc nhưng thất bại trong cuộc tấn công Cham-pa.
=> Kế hoạch dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu phá sản.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập hội nghị Bình Than bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế, chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín về bàn các đánh giặc.
- Tổ chức cuộc tập trận và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu và chia quân đóng giữ ở những nơi hiểm yếu.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc, quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”.
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến
a) Diễn biến
- Tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân ta chặn đánh địch ở vùng biên giới rồi lui về Vạn Kiếp.
- Quân Nguyên tập trung lực lượng tiến đánh Vạn Kiếp. Thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường.
- Nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”, quân Tống tiến vào Thăng Long nhưng không dám đóng quân trong thành.
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, một số quý tộc nhà Trần đầu hàng. Thoát Hoan chỉ huy lực lượng tiến xuống phía nam nhằm tạo thế “gọng kìm” hòng tiêu diệt quân chủ lực của ta.
- Trần Quốc Tuấn ra lệnh rút lui để củng cố lực lượng, chuẩn bị phản công tiêu diệt địch.
- Tháng 5 – 1285, quân Trần phản công đánh bại quân giặc ở Tây Kết, Hàm Từ, Chương Dương, tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Quân Nguyên tháo chạy bị nhà Trần phục kích đánh chặn đánh, vua Trần đem quân chặn đánh đạo quân của Toa Đô ở Tây Kết.
b) Kết quả
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
- Sau hai lần xâm lược thất bại, vua Nguyên tập trung lực lượng quyết tâm đánh bại Đại Việt để trả thù.
- Cuối tháng 12/1287, quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường:
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
- Diễn biến:
- Kết quả: Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.
3. Chiến thắng Bạch Đằng
a) Diễn biến
- Tháng 1/1288, Thoát Hoan cho quân tiến vào chiếm đóng Thăng Long, nhà Trần thực hiện chính sách “vườn không nhà trống”.
- Quân Nguyên tiến đánh các căn cứ của quân Trần, đuổi bắt vua Trần nhưng thất bại.
- Nhiều nơi quân Nguyên chiếm đóng bị quân ta chiếm lại, quân Tống rơi vào thế bị động, cạn kiệt lương thực.
- Thoát Hoan quyết định rút quân từ Thăng Long lên Vạn Kiếp, rồi rút quân về nước theo hai đường thủy, bộ.
- Vua Trần quyết định mở cuộc phản công, bố trí trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.
- Đầu tháng 4/1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh hộ tống rút về theo đường sông Bạch Đằng.
- Khi quân Tống tiến gần trận địa mai phục, quân Trần cho một số thuyền ra khiêu khích rồi giả vờ thua chạy.
- Quân Tống đuổi theo lọt vào trận địa mai phục đúng lúc nước triều rút nhanh, quân Trần đổ ra đánh, bị đánh bất ngờ quân giặc hốt hoảng tháo chạy ra biển, bị đánh tan tác.
b) Kết quả
- Toàn bộ thủy binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Quân bộ từ Vạn Kiếp rút về nước bị quân ta tập kích tiêu diệt.
- Cuộc kháng chiến chông quân Nguyên lần ba kết thúc thắng lợi.
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, dũng cảm chiến đấu.
- Nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến, xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa triều đình với nhân dân.
- Quý tộc nhà Trần chủ động giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc
- Nhà Trần có nhiều vua tài, tướng giỏi, có tài chỉ huy quân sự, đặc biệt là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo biết tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của giặc.
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, đánh bại kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ.
- Bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự , truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
- Để lại bài học quý giá, củng kết khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Góp phần ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính châu Á của Hốt Tất Liệt.
Cuối năm 1287, khi biết tin cánh quân Vân Nam của nhà Nguyên đánh ải Phú Lương, vua Trần Nhân Tông đã hỏi Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn rằng: "Năm nay đánh giặc thế nào?". Ông quả quyết: "Năm nay đánh giặc nhàn".
Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhà Nguyên đã đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản để tập trung lực lượng cho xâm lược Đại Việt. Huy động hơn 30 vạn quân cùng nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy. Chuẩn bị một đoàn thuyền lương với hàng chục vạn thạch lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy.
Bị thất bại sau hai lần xâm lược Đại Việt, vua Nguyên càng tức giận nên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ ba để trả thù.
Trong trận Bạch Đằng năm 1288, quân Trần đã tiêu diệt toàn bộ thủy binh của giặc, tướng giặc Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Trong lần kháng chiến thứ ba chống quân Nguyên (1287 - 1288), nhân dân nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" của triều đình, khiến Thoát Hoan khi vào Thăng Long chỉ thấy một tòa thành trống vắng, làm cho quân địch rơi vào thế khó khăn vì thiếu lương thực.
Trận đánh tại Vân Đồn của quân đội nhà Trần do tướng Trần Kháng Dư chỉ huy đã tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. Khi thủy quân địch do Ô Mã Nhi tiến vào vùng biển gần cửa sông Bạch Đằng, Trần Khánh Dư đã cho quân chặn đánh nhưng không thành công. Khi quân Ô Mã Nhi đã đi sâu vào đất liền, Trần Khánh Dư dự đoán rằng có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí trận địa mai phục. Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. Kết quả là phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm. Chỗ trông cậy lớn nhất về lương thảo của quân Nguyên không còn.
Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhà Nguyên đã đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản để tập trung lực lượng cho xâm lược Đại Việt. Huy động hơn 30 vạn quân cùng nhiều danh tướng do Thoát Hoan làm Tổng chỉ huy. Chuẩn bị một đoàn thuyền lương với hàng chục vạn thạch lương do tướng Trương Văn Hổ chỉ huy.
Trận đánh tại Vân Đồn của quân đội nhà Trần do tướng Trần Kháng Dư chỉ huy đã tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
Khi thủy quân địch do Ô Mã Nhi tiến vào vùng biển gần cửa sông Bạch Đằng, Trần Khánh Dư đã cho quân chặn đánh nhưng không thành công. Khi quân Ô Mã Nhi đã đi sâu vào đất liền, Trần Khánh Dư dự đoán rằng có thể đánh được đoàn thuyền lương nên đã bố trí trận địa mai phục. Khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ chậm chạp tiến qua Vân Đồn, liền bị quân của Trần Khánh Dư từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội. Kết quả là phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm. Chỗ trông cậy lớn nhất về lương thảo của quân Nguyên không còn.
Đầu năm 1288, Thoát Hoan chỉ huy một cánh quân đánh vào Vạn Kiếp, ra sức xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với Đại Việt
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ ba, Thoát Hoan được vua Nguyên cử làm tổng chỉ huy quân đội để chuộc tội sau thất bại của lần thứ hai.
Tướng Ô Mã Nhi là người được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
Con nước thủy triều là yếu tố tự nhiên được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận Bạch Đằng năm 1288. Ông đã dựa vào yếu tố này để xây dựng trận địa cọc ngầm, dụ địch vào trận địa để tiêu diệt.
Khi vua Mông Cổ sai sứ giả sang đưa thư đe dọa và dụ hàng, cả ba lần vua Trần đều ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục.
Đến giữa thế kỉ XIII, vua Mông Cổ âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm thiết lập ách đô hộ và làm bàn đạp tấn công lên phía Nam Trung Quốc, tiêu diệt Nam Tống.
Trước nguy cơ xâm lược của quân Mông Cổ, triều đình nhà Trần đã kiên quyết chống giặc và chuẩn bị kháng chiến, cụ thể:
- Khi vua Mông Cổ sai sứ giả sang đưa thư đe dọa và dụ hàng, cả ba lần vua Trần đều ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ vào ngục.
- Trước nguy cơ bị xâm lược, vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, thành lập các đội dân binh, ngày đêm tập luyện võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.
Khi quân Mông Cổ đã lâm vào tình thế khó khăn, quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, phố Hàng Than - Hà Nội ngày nay), khiến quân Mông Cổ thua to và phải rút chạy. Trên đường rút chạy, đến Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai), chúng bị quân của Hà Bổng chặn đánh, phải hốt hoảng tháo chạy về nước.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258, trước thế giặc mạnh, để bảo toàn lực lượng, nhà Trần đã tạm thời rút khỏi Thăng Long xuôi về vùng Thiên Mạc (Hà Nam) và cho nhân dân thực hiện chủ trương "vườn không nhà trống", rút khỏi kinh thành, không để lại lương thực, thực phẩm, khiến quân giặc rơi vào khó khăn.
Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258) của quân dân nhà Trần gằn liền với công lao to lớn của vua Trần Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ. Vua Trần Thái Tông là người trực tiếp lãnh đạo quân đội chiến đấu chống lại quân Mông Cổ. Thái sư Trần Thủ Độ là người giữ vững tinh thần cho vua và triều đình (câu nói "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo"), đưa ra những kế sách đánh giặc đúng đắn, góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông Thao thì bị quân Trần do vua Trần Thái Tông chỉ huy chặn đánh ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Nhưng do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng.
Vua Trần Thái Tông là người trực tiếp chỉ huy quân đội chiến đấu chống lại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Mông Cổ (1258).
Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta theo đường sông Thao thì bị quân Trần do vua Trần Thái Tông chỉ huy chặn đánh ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Nhưng do thế giặc mạnh, vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng.
Trước thế mạnh của giặc Mông Cổ, nhân dân nhà Trần đã theo lệnh triều đình thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", tạm rút khỏi kinh thành. Kế sách này đã khiến cho quân Mông Cổ khi vào thành không có lương thực để cướp bóc, khiến chúng lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, tạo thời cơ để quân Trần phản công.
Trong lần xâm lược Đại Việt Nam 1285, nhà Nguyên đã huy động 50 vạn quân do tướng Thoát Hoan làm tổng chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt.
Để thể hiện quyết tâm đánh giặc, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285), quân sĩ nhà Trần đều thích vào cánh tay hai chữ Sát Thát, tức là giết giặc Mông Cổ.
Trần Quốc Tuấn là người được vua Trần tin tưởng giao trọng trách Quốc công tiết chế - chỉ huy cuộc kháng chống quân Nguyên (1285). Ông đã soạn "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
Khi biết quân Nguyên mượn đường đánh Cham-pa nhưng chỉ là cái cớ xâm lược Đại Việt, vua Trần đã triệu tập các vương hầu, quan lại họp hội nghị ở Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
Năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tiến vào nướcta. Thế giặc mạnh nên quân đội nhà Trần liên tục bị đẩy lui. Tới khi giặc đánh tới gần thành Thăng Long, liệu thế không giữ được thành, nhà Trần dùng kế "vườn không nhà trống", rút lui khỏi thành Thăng Long. Quân Nguyên tràn được vào thành Thăng Long, nhưng chúng không thu được chiến lợi phẩm gì, đành kéo quân ráo riết truy đuổi Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông. Trần Bình Trọng được triều đình tin cẩn giao trọng trách chặn hướng truy đuổi của giặc tại vùng Đà Mạc – Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam) để đoàn quân nhà Trần rút lui an toàn và bí mật. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, mũi quân đánh chặn của Trần Bình Trọng thất bại, Trần Bình Trọng bị bắt sống. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cầm chân địch khi chúng hoàn toàn mất dấu vết nhà Trần sau trận đánh này.
Để moi móc thông tin, tướng giặc đã dùng mọi cách với Trần Bình Trọng, từ dọa dẫm tới mềm mỏng. Nhưng Trần Bình Trọng quyết không nói nửa lời. Cuối cùng, tướng giặc dụ dỗ sẽ xin phong vương nếu Trần Bình Trọng quy hàng, nhưng ông đã khảng khái thét mắng vào mặt chúng: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Lời thét mắng của Trần Bình Trọng khiến quân giặc giận tím mặt. Chúng giết ông ngay tức khắc. Trần Bình Trọng mất khi ông mới 26 tuổi.
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, thể hiện nỗi căm phẫn tột cùng với kẻ thù xâm lược, tinh thần sẵn sàng hi sinh cho đất nước của tác giả.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên (1285), nhân dân nhà Trần tiếp tục thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" của triều đình để đối phó với quân giặc. Nhân dân rút hết khỏi thàng Thăng Long, mang theo mọi lương thực, của cải. Khi quân Nguyên tiến vào thành, chúng chỉ thấy một toàn thành trống vắng.
Kế sách "vườn không nhà trống" tạo nhiều thuận lợi cho ta, bởi nó khoét sâu vào điểm yếu của địch, đó là vấn đề lương thảo. Quân Nguyên tiến hành xâm lược chủ yếu dựa vào lương thảo cướp bóc được của dân chúng. Khi không có lương thảo để cướp bóc, chúng sẽ rơi vào tình trạng thiếu lương thực, dần mất ý chí chiến đấu, tạo điều kiện cho quân Trần phản công.
Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan Tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
Tổng chỉ huy quân Nguyên trong lần thứ hai xâm lược Đại Việt (1285) là Thoát Hoan.
Đầu năm 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan làm tổng chỉ huy tiến vào nước ta. Sau một số trận chiến đấu chặn giặc ở vùng biên giới, Trần Quốc Tuấn cho lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).
Nghe tin quân của Trần Quốc Tuấn không chặn được giặc, phải lui quân, vua Trần lo lắng, bỏ cả cơm, vội vã đi thuyền đến gặp và hỏi Quốc Tuấn rằng: thế giặc mạnh, giết hại nhân dân tàn bạo, có nên hàng giặc không. Quốc Tuấn nghe xong liền trả lời: "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng". Nghe câu nói đó, vua Trần mới an tâm.
Trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai (1285), nhà Nguyên đã yêu cầu Đại Việt cho mượn đường để chinh phạt Cham-pa. Đây thực chất chỉ là cái cớ cho hành động xâm lược của chúng.
Tháng 5/1285, quân Trần phản công đánh bại quân giặc ở Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân Nguyên hốt hoảng tháo chạy, bị quân Trần phục kích nhiều nơi. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, cho quân lính khiêng chạy về nước.
Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời những bô lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để bàn kế hoạch đánh giặc. Khi được nhà vua hỏi nên đánh hay hàng, các bô lão đều đồng thanh hô vang "đánh". Hội nghị Diên Hồng là minh chứng cụ thể cho tinh thần đoàn kết một lòng và quyết tâm đánh giặc của triều đình và nhân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên.
Hội nghị Diên Hồng (1285) là nào biểu tượng của sự đoàn kết giữa triều Trần và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên. Khi vua Trần mời các bộ lão đến điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên đánh hay hàng, các bô lão đều đồng thanh hô vang "đánh".
Trần Quốc Tuấn là người có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần, đặc biệt là cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba.
Trần Quốc Tuấn là một nhà lí luận quân sự tài bài. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng như: "Binh thư yếu lược" và "Vạn kiếp tông bí truyền thư".
Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII.
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên để lại bài học quý giá là cần củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. "Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước" (Trần Quốc Tuấn).