I. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Tình hình kinh tế
- Cuối TK XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất và công tác thủy lợi => mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.
- Nông dân phải bán ruộng đất, trở thành nô tì, bị bóc lột nặng nề.
- Ruộng đất tập chung chủ yếu trong tay quý tộc, địa chủ, nhà chùa, ruộng đất công làng xã bị xâm lấn, ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.
- Sưu thuế nặng nề.
=> Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
2. Tình hình xã hội
- Vua quan ăn chơi sa đoạ, kẻ nịnh thần làm loạn phép nước, triều chính lũng loạn.
- Bên ngoài nhà Minh yêu sách, Cham-pa xâm lược.
- Đời sống nhân dân cực khổ => nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
1. Nhà Hồ thành lập (1400)
- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua và lập ra nhà Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị:
- Về kinh tế:
- Về xã hội:
- Về văn hoá, giáo dục:
- Về quân sự:
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
- Tác dụng:
- Hạn chế: Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu cấp thiết của nhân dân.
Năm 1397, theo đề nghị của Hồ Quý Ly, nhà nước ban hành chính sách hạn điền. Theo chính sách này, ngoài Đại vương và Trưởng công chúa, những người còn lại không được sở hữu quá 10 mẫu, số ruộng thừa phải sung công.
Như vậy, chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly đã chặn đứng tệ tập trung ruộng đất vào tay địa chủ, quý tộc và giúp tăng nguồn thu nhập của nhà nước thông qua thu tô ruộng công.
Hoàn cảnh thành lập nhà Hồ:
- Vào cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nông dân đã làm cho triều Trần suy yếu, làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút. Nhà Trần không còn đủ sức cai trị đất nước như trước nữa.
- Giữa lúc đó, Hồ Quý Ly đã nắm giữ vị trí cao nhất trong triều đình. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ.
Theo SGK Lịch sử 7 trang 77, Hồ Quý Ly nắm giữ chức vụ cao trong triều đình. Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly nhưng không thành (1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.
Thành Tây Đô (Thành nhà Hồ) do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.
Những cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế - tài chính:
- Cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
- Ban hành chính sách hạn điền.
- Quy định lại biểu thuế ruộng.
Theo SGK Lịch sử 7 trang 77, Hồ Quý Ly nắm giữ chức vụ cao trong triều đình. Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly nhưng không thành (1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.
Nhà Hồ là triều đại kế tiếp nhà Trần, tồn tại từ năm 1400 đến năm 1407 - khi cuộc kháng chiến chống Minh của triều đình nhà Hồ thất bại.
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.
Như vậy, tên gọi của nước ta dưới thời Hồ là Đại Ngu.