I. Đời sống kinh tế
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
- Ruộng đất cả nước thuộc quyền sở hữu của nhà vua, nông dân được giao ruộng đất cày cấy và phải nộp thuế cho nhà vua.
- Nhà Lý dùng đất công làm nơi thờ phụng, xây đền chùa hoặc phong cấp cho con cháu và người có công.
- Thực hiện nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:
=> Nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
a) Thủ công nghiệp
- Những nghề thủ công truyền thống như chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm gốm,… rất phát triển.
- Những nghề thủ công mới như làm đồ trang sức, làm giấy, nghề in bản gỗ, đúc đồng, nhuộm vải được mở rộng.
- Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công Đại Việt tạo dựng như tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định),...
b) Thương nghiệp
- Buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.
- Hệ thống chợ được xây dựng ở vùng hải đảo và biên giới Lý – Tống.
- Vân Đồn là nơi buôn bán tập nập, thu hút nhiều thuyền buôn của các nước đến trao đổi, buôn bán.
II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa
1. Những thay đổi về mặt xã hội
- Giai cấp thống trị: vua, quan, địa chủ.
- Giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công , thương nhân, nô tì.
2. Giáo dục và văn hóa
a) Giáo dục
- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử.
- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, Quốc từ giám được thành lập. => Trường học đầu tiên của Đại Việt.
- Giáo dục, khoa cử được quan tâm song chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ, khi nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.
b) Văn hóa
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Đạo Phật được tôn sùng, xây dựng nhiều chùa tháp, cho dịch kinh Phật, soạn sách Phật,..
- Nghệ thuật biểu diễn dân gian phát triển: hát chèo, múa rối nước,..
- Các trò chơi dấn gian được ưu chuộng, các lễ hội dân gian phổ biến.
- Kiến trúc: phát triển, nhiều công trình quy mô lớn và độc đáo được xây dựng: Hoàng thành Thăng Long, tháp Chương Sơn (Nam Định),..
- Điêu khắc: trình độ tinh vi, thanh thoát, hoa văn hình rồng là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến thời Lý.
Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc, đó là văn hóa Thăng Long.
Năm 1075, nhà Lý cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh.
Nội dung học tập chủ yếu dưới thời Lý là văn học chữ Hán và kinh Phật.
Rồng thời Lý được tạo hình mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa, là hình tượng độc đáo, phổ biến thời Lý. Hoa văn trang trí hình rồng có thể bắt gặp ở hầu hết các công trình kiến trúc được xây dựng thời Lý.
Hầu hết các vua nhà Lý đều sùng đạo, trong cả nước nhiều chùa chiền được xây dựng, nhiều tượng phật được đúc dựng. Đạo Phật phát triển khắp nơi.
Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.
Dưới thời Lý, văn học chữ Hán bước đầu phát triển với các thể loại như chiếu, thơ,… với các tác phẩm tiêu biểu như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,…
Hầu hết các vua nhà Lý đều sùng đạo Phật, sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật,...
Nhà Lý xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để: Dạy học cho con vua, quan, tổ chức các kì thi:
- Năm 1070, nhà Lý xây dựng văn miếu thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho con vua.
- Năm 1076, Quốc Tử Giám được mở cho con em quý tộc, quan lại đến học và tổ chức một số kì thi.
Năm 1076, nhà Lý mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt.
Năm 1076, nhà Lý mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học. Đây được coi là trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt. Sau đó, nhà Lý mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm một số kì thi.
Đối tượng đào tạo của Quốc Tử Giám dưới thời Lý là con em quý tộc, quan lại và những người giỏi trong nước.
Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.
Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông và hoàn thiện vào năm 1105, dưới thời vua Lý Nhân Tông. Công trình Chùa Một Cột ngày nay ở Hà Nội được dựng lại theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.