Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thực vật
STT |
Bộ phận |
Cấu tạo |
Chức năng |
1. |
Miệng |
Tấm sừng Răng cửa và răng nanh Răng trước hàm, răng hàm
|
- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ - Răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ. |
2. |
Dạ dày |
Dạ dày thỏ Dạ dày thú nhai lại
|
- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn - Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác. - Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại. Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống(dạ dày chính thức). Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật. |
3. |
Ruột |
Ruột non Manh tràng
|
- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt - Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu giống như trong ruột non người - Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng. |
Ruột già chỉ hấp thụ nước, chất điện giải và
1 số vitamin từ chất thải của thức ăn sau khi đã được tiêu hóa
trong ruột non. Vai
trò chủ yếu của ruột già chứa chất thải cặn bã
Răng nanh và răng hàm trước không sắc nhọn bằng và ruột dài hơn.
Ở các loài động vật ăn thịt răng nanh và răng hàm trước sắc nhọn để thích nghi với việc tấn công con mổi, cắn và xé thịt. Đồng thời ruột của động vật ăn thịt ngắn hơn so với động vật ăn tạp.
Ngựa, thỏ là động văn ăn thực vật có dạ dày đơn, SGK LỚP 11 cơ bản trang 69. Còn trâu, bò, cừu, dê có dạ dày kép gồm 4 ngăn
Đáp án: Dùng răng xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
Giải thích: Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn rồi nuốt.
Đáp án: Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Giải thích:thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ các enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp, diễn ra trong lòng túi và cả tiêu hóa nội bào.
Đáp án đúng: Khoang miệng và dạ dày.
Giải thích: Thức ăn chịu tác dụng cơ học chủ yếu là sự nhai ở khoang miệng và sự co bóp của dạ dày.
SGK LỚP 11 cơ bản trang 69
Đặc điểm dạ dày 1 hoặc 4 ngăn, ruột dài ,
manh tràng phát triển đều là các đặc điểm hệ tiêu hóa động vật ăn thực vật (SGK
lớp 11 cơ bản trang 68-69) => Chỉ có ruột ngắn là không phải của động vật ăn
thực vật
Đáp án: ruột tịt.
Giải thích: ruột tịt( manh tràng) được xem như một dạ dày thứ hai ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn. Thức ăn vào ruột tịt được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng đơn giản được tạo thành được hấp thụ qua manh tràng vào máu.
Hình thức tiến hóa tiêu hóa được thể hiện qua tiêu hóa nội bào ở động vật đơn bào chưa có cơ quan tiêu hóa, vừa nội bào vừa ngoại bào ở động vật có túi tiêu hóa, và tiêu hóa ngoại bào ở động vật có ống tiêu hóa.
tuyến yên, tuyến
sinh dục, tuyến vỏ thận tiết hoocmon điều khiển các quá trình khác, không tham
gia vào quá trình tiêu hóa. Các tuyến tuyến nước bọt, tuyến tụy, tuyến mật tiết
enzim tiêu hóa nên tham gia vào quá trình tiêu hóa
Đáp án đúng: 600- 1000 lần.
Giải thích: Nhờ có các nếp gấp của niêm mạc, các lông ruột và các lông cực nhỏ trên bề mặt tế bào lông ruột.
Đáp án: Thực quản.
Giải thích: thức ăn chỉ được vận chuyển qua thực quản xuống dạ dày tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người xảy
ra tại miệng, dạ dày, ruột non, không xảy ra tại thực quản và ruột già vì thực
quản và ruột già không có enzim tiêu hóa và thức ăn đi qua thực quản rất nhanh
Đáp án đúng là: Biến đổi cơ học và hóa học.
Giải thích:
- Biến đổi cơ học thông qua quá trình nhai, nhào trộn để nghiền nhỏ thức ăn.
- Biến đổi hóa học thông qua hoạt động của enzyme amylase của tuyến nước bọt.
Đáp án là: Cellulose.
Giải thích: Cellulose là thành phần cấu tạo chủ yếu của thành tế bào thực vật.
Đáp án: Động vật đơn bào và động vật có túi tiêu hóa.
Giải thích: Động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào, động vật có túi tiêu hóa có cả tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
Đáp án: Tiêu hóa thức ăn hoàn toàn
Giải thích: Diều chỉ có tác dụng chứa, làm mềm thức ăn và cho thức ăn xuống dạ dày từng chút một.
Đáp án: tiêu hóa cellulose.
Giải thích: ruột tịt( manh tràng) được xem như một dạ dày thứ hai ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn. Thức ăn vào ruột tịt được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiêu hóa, chủ yếu là cellulose.
Đáp án: Lysosome.
Giải thích: động vật đơn bào ( trùng biến hình) lấy thức ăn bằng cách thực bào( hình thành không bào tiêu hóa) sau đó lysosome gắn vào không bào tiêu hóa, các enzyme của lysosome vào không bào tiêu hóa thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Đáp án: Trung hòa môi trường acid của dạ dày tạo môi trường thích hợp cho các enzyme hoạt động.
Giải thích: Chức năng quan trọng nhất của NaHCO3 dịch ruột là tạo môi trường thích hợp cho các enzyme hoạt động.