Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua: $Q={{I}^{2}}Rt$
Trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
I: cường độ dòng điên (A)
R: điện trở (Q) t: thời gian (s)
Chú ý: Nếu nhiệt lượng Q được tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức $Q=0,24{{I}^{2}}.R.t$
Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức $Q=UIt$ hoặc $Q=\dfrac{{{U}^{2}}}{R}t$
Công thức tính nhiệt lượng: $Q=mc\Delta t$
Trong đó: m là khối lượng (kg)
c là nhiệt dung riêng (J/kg.K)
$\Delta t$ là độ chênh lệch nhiệt độ.
Công thức $ Q=\dfrac{U}{I}t $ không phải là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn.
Định luật jun – len – xơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng.
Phát biểu không đúng: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.
Hệ thức của định luật Jun-Lenxơ là $ Q=I{}^\text{2}.R.t $.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới