1. Cấu tạo của mắt
Mắt gồm hai bộ phận quan trọng nhất:
+ Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm có tiêu cự có thể thay đổi được.
+ Màng lưới (võng mạc): ở đáy mặt, ảnh hiện lên rõ nét.
Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì sẽ xuất hiện “ luồng thần kinh” đưa thông tin về ảnh lên não.
2. So sánh mắt và máy ảnh
- Giống nhau:
+ Thể thủy tinh và vật kính đều là thấu kính hội tụ.
+ Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh.
- Khác nhau:
+ Thể thủy tinh có tiêu cự thay đổi.
+ Vật kính có tiêu cự không thay đổi.
3. Sự điều tiết của mắt
- Sự điều tiết của mắt là quá trình thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống làm thay đổi tiêu cự để ảnh thu được rõ nét.
- Khi mắt nhìn vật ở xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ.
4. Điểm cực cận và điểm cực viễn
- Điểm cực viễn:
+ Kí hiệu: ${{C}_{v}}$
+ Là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn thấy vật.
+ Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt.
- Điểm cực cận:
+ Kí hiệu: ${{C}_{c}}$
+ Là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy vật.
+ Khoảng cực viễn là khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt.
+ Khoảng cách từ điểm cực cận ${{C}_{c}}$ đến điểm cực viễn ${{C}_{v}}$ là khoảng nhìn rõ của mắt.
Ảnh của một vật qua thuỷ tinh thể của mắt hiện trên màng lưới của mắt luôn là ảnh thật, ngược chiều.
Điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.
Khoảng cách từ quang tâm của thấu kính mắt đến màng lưới của mắt được coi là không đổi.
Về phương diện quang hình học, màng lưới của mắt đóng vai trò như một màn ảnh để hứng ảnh.
Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt ( từ điểm cực cận đến điểm cực viễn).
Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được nên ở đó mắt phải điều tiết mạnh nhất để nhìn rõ vật.
Về phương diện quang hình học, có thể coi các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với thấu kính hội tụ.