1. Giá trị tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên thực vật của nước ta có giá trị nhiều mặt: cung cấp gỗ; cây cho tinh dầu, nhựa; thực phẩm; cây dược phẩm; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cho cành và hoa;…
- Giá trị của các loài động vật cũng vô cùng to lớn: Làm thức ăn, làm thuốc, làm đẹp cho con người,…
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Rừng nguyên sinh vật ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, suy giảm về thành phần loài và số lượng loài. Tỉ lệ rừng che phủ hiện còn rất thấp khoảng 35-38%.
- Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
Hiện nay rất nhiều loài động vật đã bị hủy diệt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng ở cả trên đất liền và trên biển.
Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng cho gỗ bền, đẹp và rất chắc. Thường được sử dụng làm các sản phẩm trong nhà như tủ, bàn, sàn nhà, kiến trúc nhà,…
Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai sử dụng để dùng làm cây lấy gỗ, có giá trị kinh tế cao dùng làm đồ trang trí, nội thất,…
Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt 70-80%.
Theo giá trị sử dụng nhóm cây thuốc là Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,...
Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng 35-38%.
Nhóm cây có giá trị sử dụng làm tinh dầu, nhựa, ta-nanh và chất nhuộm là Hồi, màng tang, hoàng đàn, sơn, thông, dầu, trám, củ nâu, dành dành,…
Nhóm cây có giá trị sư dụng làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp là song, mây, tre, trúc, nứa, giang,…
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Con người đã hủy diệt nhiều loài động vật hoang dã và làm mất đi nhiều nguồn gen động vật quí hiếm. Có 365 loài động vật cần được bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Ngọc Trai là sản phẩm có giá trị lấy từ các con Trai Ngọc được nuôi hoặc sống ở vùng nước mặn như biển, đại dương. Ngày nay, con người đã, đang và sẽ nuôi ngọc trai nước ngọt.