I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
II. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc (Giảm tải)
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho nền công nghiệp của Anh đến cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần trở nên lạc hậu.
Ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Pháp được được Lê-nin nhận xét là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi" vì các Pháp xuất khẩu tư bản ra nước ngoài phần lớn dưới hình thức cho vay lãi nặng.
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản vẫn giữ vai trò quan trọng. Đường lối đối ngoại của Đức là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Từ sau cuộc cách mạng tư sản cho đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến.
Nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới, chia lại khu vực ảnh hưởng. Chủ nghĩa đế quốc Đức được gọi là "chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến".
Cuối thế kỉ XIX nền công nghiệp nước Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới.
Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Đức, Anh.
Do hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ 2 thế giới (sau Anh) đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống hàng thứ 4.
Pháp có hệ thống thuộc địa đúng thứ hai thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi, châu Á và một số đảo trên Thái Bình Dương.
Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền về luyện kim, than đá, điện,… chi phối nền kinh tế Đức.
Do hậu quả của chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp phát triển chậm lại. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên.
Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền thi hành những chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi".
Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ có sự phát triển nhanh chóng. Từ vị trí thứ 4 Mĩ đã vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.