Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh/thành phố; diện tích hơn 40 nghìn km2 (chiếm 12%); Dân số 17,4 triệu người (18,1% dân số cả nước - 2019).
- Tiếp giáp: Đông Nam Bộ, biển Đông, vịnh Thái Lan và Campuchia.
- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
a) Thế mạnh
- Đất đai (3 nhóm đất chính)
+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41%). Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
+ Đất mặn: 75 vạn ha (19%) phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn.
- Sinh vật: rừng ngập mặn và rừng tràm; động vật có giá trị là cá và chim.
- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm, mặt nước,…
b) Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán,…
3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tháo chua rửa mặn, cải tạo đất,...
- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.
- Định hướng
+ Tạo ra các giống cây trồng chịu phèn, chịu mặn.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo kinh tế liên hoàn.
+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm.
Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ rệt tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C. Lượng mưa lớn (1300 – 2000mm), tập trung vào tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11).
Đồng bằng sông Cửu Long có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Bình Dương là thành phố ở vùng Đông Nam Bộ.
Vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long: phía Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía Tây Bắc giáp Campuchia; phía Tây giáp vịnh Thái Lan; phía Đông giáp biển Đông => Đồng bằng sông Cửu Long không giáp Tây Nguyên.
Đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm khỏang 41% diện tích của đồng bằng, phần lớn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn quả,... và phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Đất mặn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là đất phèn. Đất phù sa ngọt chiếm khoảng 30% diện tích của đồng bằng, phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu. Đất phèn có diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 41% diện tích của đồng bằng, phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trung tâm bán đảo Cà Mau. Đất mặn chỉ chiếm khoảng 19% diện tích của đồng bằng.
Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố Cần Thơ.
Tài nguyên thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là rừng tràm, rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.
Tài nguyên thực vật chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là rừng tràm, rừng ngập mặn.
Kiên Giang giáp biển, các tỉnh còn lại là tỉnh nằm trong nội địa.
Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ.
Đất phù sa ngọt có diệc tích khoảng 1,2 triệu ha. Phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới