Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

Lý thuyết về Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới

- Công cuộc đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.

+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.

+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.

+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

2. Những thành tựu và thách thức

* Thành tựu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

- Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

* Thách thức:

- Trong nước:

+ Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo,… đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

+ Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

- Trên thế giới:

+ Biến động thị trường thế giới và khu vực.

+ Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…: cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.

=> Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Vùng kinh tế trọng điểm miền trung gồm bao nhiêu tỉnh/thành phố?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 5 tỉnh, thành phố. Đó là: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.

Câu 2: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng: Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Câu 3: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta lần lượt từ Bắc xuống Nam là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Câu 4: Các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quảng Bình, Quảng trị không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

Câu 5: Dưới chế độ Sài Gòn nền kinh tế miền Nam có đặc điểm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đặc điểm của nền kinh tế miền Nam dưới chế độ Sài Gòn là chỉ phát triển tập trung ở một số thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… chủ yếu để phục vụ chiến tranh.

Câu 6: Công cuộc Đổi mới ở nước ta đã được triển khai từ năm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 và dần dần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kéo dài, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 7: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có các tỉnh và thành phố là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Câu 8: Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo sự chuyển dịch cơ cấu ngành, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. (SGK Địa lí 9 tr 20)

Câu 9: Nền kinh tế miền Nam dưới chế độ Sài Gòn có đặc điểm như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở miền Nam, dưới chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế chỉ tập trung phát triển ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng,... chủ yếu phục vụ chiến tranh.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

Câu 11: Trước đổi mới, thời kì nào dưới đây nước ta gặp khủng hoảng về kinh tế?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trước đổi mới, thời kì kinh tế nước ta gặp khủng hoảng là sau 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.