I. Hội nghị Ianta và thỏa thuận của ba cường quốc
1. Bối cảnh
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, đặt ra 3 vấn đề cấp bách với các cường quốc:
- Tháng 2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta với sự tham gia của Liên Xô, Mĩ, Anh.
2. Nội dung
- Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Thỏa thuận đóng quân để giải giáp phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng.
3. Tác động: Quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của các cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta.
II. Sự thành lập Liên hợp quốc
1. Sự thành lập
- Từ 25/4 đến 26/6/1945, Hội nghị Xan Phraxixco được triệu tập với đại biểu 50 nước, thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945: Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới; phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc; hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
4. Bộ máy tổ chức: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí.
5. Trụ sở: Niu Oóc (Mĩ).
6. Vai trò
- Là diễn đàn vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Giải quyết các tranh chấp và xung đột nhiều khu vực.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác.
- Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,…
Hội nghị Ianta được triệu tập từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với sự tham gia của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai được gọi là trật tự hai cực Ianta. Đây là trật tự được hình thành dựa trên những quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
Tháng 9-1977, Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, các nước dự Hội nghị Ianta (2/1945) đã quyết định thành lập tổ chức nào sau đây?
Trong hội nghị Ianta, 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh đã thống nhất việc thành lập ra tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Hội đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của năm Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
Trật tự hai cực Ianta được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai chịu sự chi phối của hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, miền Đông nước Đức và Đông Béclin do quân đội Liên Xô chiếm đóng, miền Tây nước Đức và Tây Béclin do quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng. Như vậy, vấn đề nước Đức được giải quyết theo hướng nước Đức phải đặt dưới sự kiểm soát và chiếm đóng theo từng khu vực của quân đội các nước Đồng minh.
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành các nước trung lập.
Theo quy định của Hội nghị Ianta, Liên Xô sẽ cai quản Đông Đức, Đông Âu và Bắc Triều Tiên nhằm giúp các quốc gia này giải giáp quân đội phát xít và xây dựng nhà nước dân chủ. Sau chiến tranh, với sự giúp đỡ của Liên Xô các nước Đông Âu đã hoàn thành xong cách mạng dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đông Đức cũng thành lập nước Cộng hòa dân chủ Đức, BắcTriều Tiên thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
"Duy trì hòa bình và an ninh thế giới" là mục đích hoạt động của Liên hợp quốc (UN).
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945) về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng thì ở châu Á, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 - 1945.
Hội nghị Xan Phransixco (25- 4 đến ngày 26 - 6 - 1945) đã họp và thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Và đến ngày 24 - 10 - 1945 với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
Thành phần tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) bao gồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò quan trọng nhất trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), Rudơven (Tổng thống Mĩ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh).
Theo quy định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), Ở Châu Âu quân đội Mĩ, Anh và Pháp sẽ chiếm đóng Tây Đức, Tây Berlin và các nước Tây Âu, trong đó Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Còn ở châu Á, quân đội Mĩ sẽ chiếm đóng Nhật Bản và Nam Triều Tiên từ vĩ tuyến 38 trở vào.
Những quy định của hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ cho một trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai. Xuất phát từ những quy định đó, mà sau chiến tranh, Mĩ đã thực hiện chính sách khống chế và nô dịch đồng minh bằng kế hoạch Mác - san núp dưới chiêu bài viện trợ kinh tế. Nhờ đó mà kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng nhưng các quốc gia này lại sớm trở thành những nước đồng minh đi theo Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng.
Liên hợp quốc có 6 cơ quan chủ yếu là: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế và xã hộ, Hội đồng quản thác, Ban thư ký, Tòa án quốc tế. Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (United Nations Securiry Council) là cơ quan lãnh đạo chính trị thường trực của Liên hợp quốc. Đây được xem là cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hiện nay hội đồng bảo an gồm 15 nước-5 nước thường trực không phải bầu lại (Nga, Mỹ, Anh, Pháp và TQ) và 10 nước không thường trực với nhiệm kì 2 năm ( như chúng ta đã biết Việt Nam đã từng được bầu làm ủy viên không thường trực của hội đồng bảo an nhiệm kì 2008-2009). Mọi vấn đề của hội đồng bảo an phải được ít nhất 9/15 số phiếu tán thành, trong đó bắt buộc phải có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực mới có giá trị.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới