I. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973)
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
V. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
1. Nội dung
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 ngày 27/1/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
2. Ý nghĩa
- Là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao.
- Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến, tạo thời cơ để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết trung ương, với ý chí "Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược" và được sự hậu thuẫn của nhân dân miền Bắc, nhân dân miền Nam đã chiến đấu anh dũng và liên tiếp giành thắng lợi. Sau thắng lợi vang dội ở Vạn Tường, một làn sóng "tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt" đã dâng cao trên khắp miền Nam và mở ra khả năng có thể thắng Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" cũng như hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967. Bước vào mùa khô năm 1966 - 1967, với lực lượng được tăng lên mạnh mẽ, Mĩ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai với 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt vào hướng chiến lược chính là miền Đông Nam Bộ.
Chiến thắng Vạn Tường năm 1965 của quân dân miền Nam được coi như Ấp Bắc đối với quân Mĩ và quân đồng minh, mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam Việt Nam.
"Chiến tranh cục bộ" là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân của một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.
Chiến thắng Vạn Tường (8/1965) được coi là "Ấp Bắc" đối với quân viễn chinh Mĩ ở miền Nam Việt Nam, mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược?
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của "Việt Nam hóa chiến tranh").
Năm 1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.
Như vậy, Hướng tiến công chủ yếu của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là Quảng Trị.
Thắng lợi về chính trị của nhân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là
Thắng lợi về chính trị của nhân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/1969).
Trong những năm 1969 - 1973, nhân dân miền Bắc Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa sản xuất, vừa làm nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam và các chiến trường Lào, Campuchia.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Mĩ đã thực hiện nhiều thủ đoạn trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" (1969 - 1973), trong đó có thủ đoạn hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc để ngăn chặn sự chi viện cho cách mạng Việt Nam.
Trong những năm 1965 – 1968, đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam Việt Nam.
Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968), Mĩ đã đưa quân viễn chinh và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam để mở những cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng của ta về thế bị động phòng ngự và làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Năm 1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam. Đến cuối tháng 6/1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 của nhân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Năm 1969, Ních-xơn lên nắm chính quyền và đề ra chiến lược toàn cầu " Ngăn đe thực tế" và tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó, quân viễn chinh Mĩ là lực lượng nòng cốt.
Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, tiến hành chiến lược hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" là nội dung chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) của đế quốc Mĩ.
Trong giai đoạn 1954-1973, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia năm 1970 đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ thực hiện chiến lược "Đông Dương hóa chiến tranh".
Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 – 1973) chủ yếu được thực hiện bằng lực lượng quân đội Sài Gòn. Do đó, âm mưu cơ bản của chiến lược này là "Dùng người Việt đánh người Việt".
Thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã làm cho chính giới Hoa Kì lo ngại và phải thay đổi phương thức tác chiến sang "Chiến tranh cục bộ" từ giữa những năm 1965. Khác với "Chiến tranh đặc biệt" là sử dụng chủ yếu quân đội Ngụy và tay sai, thì sang "Chiến tranh cục bộ", Mĩ đã tăng cường đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam Việt Nam hòng thay đổi cục diện và nhanh chóng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Do đó, từ năm 1965, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh xâm lược Việt Nam. Trong các chiến thắng của nhân dân miền Nam năm 1965 thì trận Vạn Tường là chiến thắng vang dội nhất bởi sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi được cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên địch, bắn cháy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và máy bay và nó được coi như "Ấp Bắc" đối với quân Mĩ và quân đồng minh, làm cho phong trào diệt Mĩ sôi nỏi khắp nơi trên toàn miền Nam những năm sau đó.
Trong những năm 1969 - 1973, Mĩ thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở miền Nam Việt Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 đã giáng một đòn quyết định vào chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn mới.
Sự thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" đã buộc Mĩ phải đưa dần quân viễn chinh về nước và chuyển sang loại hình chiến tranh mới là "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 - 1973). Về cơ bản, "Việt Nam hóa chiến tranh" vẫn là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, mặc dù có sự phối hợp của một lực lượng đáng kể quân đội Mĩ nhưng quân đội Sài Gòn vẫn là lực lượng chiến đấu chính.
Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
Ngay từ khi thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đã mở rộng phạm vi ra toàn miền Nam. Đến chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ vẫn tiếp tục duy trì phạm vi ở miền Nam và mở rộng leo thang ra miền Bắc bằng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Phải đến Việt Nam hóa chiến tranh phạm vi mới mở rộng ra các nước Đông Dương. Như vậy, đáp án là cả miền Nam và miền Bắc Việt Nam.
Chiến thắng Vạn Tường năm 1965 đã chứng minh rằng quân Giải phóng miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại quân đội Mỹ trong điều kiện địch có ưu thế về binh, hoả lực và sức cơ động. Chiến thắng này cũng mở đầu cao trào "Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt" trên khắp miền Nam.
Thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968), Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, thể hiện qua việc mở rộng cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968).