Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Lý thuyết về Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

I. Các nước Đông Nam Á

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a. Nét chung về quá trình giành độc lập

- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai: là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Thái Lan).

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai: thuộc địa của Nhật.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai: khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nổi dậy giành chính quyền (Inđônêxia, Việt Nam, Lào).

- Thực dân Âu - Mĩ quay lại tái chiếm → kháng chiến chống xâm lược:

  • Việt Nam, Lào, Camphuchia chống Pháp và Mĩ.
  • Năm 1950, Cộng hòa Inđônêxia ra đời.
  • Thực dân Âu - Mĩ công nhân độc lập của Philíppin (1946), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957) và quyền tự trị của Xingapo (1959).

- Năm 1984, Brunây tuyên bố độc lập.

- Năm 2002, Đông Timo tuyên bố độc lập.

b. Lào (1945 - 1975)

- Ngày 12/10/1945: Lào tuyên bố độc lập.

- Ngày 1946 - 1954: kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Năm 1954, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

- Giai đoạn 1954 - 1975: kháng chiến chống Mĩ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào.

- Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.

c. Campuchia (1945 - 1993)

- Giai đoạn 1945 - 1954: kháng chiến chống Pháp xâm lược.

- Giai đoạn 1954 - 1970: thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.

- Giai đoạn 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ.

- Giai đoạn 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ-me đỏ.

- Giai đoạn 1979 - 1993: hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập.

2. Quá trình xây dựng và phát triển

Nhóm năm nước sáng lập ASEAN

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

a) Bối cảnh ra đời

- Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển sau khi giành độc lập.

- Mong muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và không tránh khỏi thất bại.

- Khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là những thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước tìm cách liên kết với nhau.

=> Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

b) Mục tiêu

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

c) Quá trình phát triển

- Giai đoạn 1967 - 1975: là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

- Giai đoạn 1975 - 1991: khởi sắc 

  • Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2/1976, với việc kí Hiệp ước Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước:
    • Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
    • Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
    • Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.
    • Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
    • Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
  • Mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru nây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

- Giai đoạn 1991 đến nay:

  • Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh: Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).
  • Sự liên kết, hợp tác giữa các thành viên được tăng cường: 2005, kí Hiến chương ASEAN; 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

II. Ấn Độ

1. Quá trình giành độc lập

a. Bối cảnh

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.

b. Các phong trào tiêu biểu

- Khởi nghĩa Bombay (1946).

- Cuộc bãi công ở Cancutta (1947).

c. Kết quả

- Thực dân Anh phải trao quyền tự trị theo “phương hướng Maobáttơn”, chia Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ (theo Ấn Độ giáo) và Pakixtan (theo Hồi giáo).

- Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Ngày 26/1/1950, nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.

2. Công cuộc xây dựng đất nước

a. Kinh tế

- Nông nghiệp: tiến hành “cách mạng xanh” => tự túc được lương thực, từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.

- Công nghiệp: những năm 80 đứng hàng thứ 10 thế giới về sản xuất công nghiệp.

- Khoa học - kĩ thuật: “cách mạng chất xám” => trở thành một trong những cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới.

b. Đối ngoại

- Chính sách hòa bình, trung lập tích cực.

- Ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.

- Năm 1972, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Cho đến nay, ASEAN có bao nhiêu quốc gia thành viên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cho đến nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên trong khu vực Đông Nam Á, đó là Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan, Brunây, Việt Nam, Lào, Mianma và Campuchia. Đông Timo hiện vẫn là quan sát viên của tổ chức này.

Câu 2: Đảng Quốc đại chủ trương lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập bằng hình thức nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngay từ khi mới thành lập cho đến giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại luôn luôn là "bất bạo động". Tuy nhiên, có những giai đoạn phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ vượt ra khỏi chủ trương của Đảng Quốc đại. Nhưng xét về mặt chủ trương đấu tranh thì đáp án đúng là "bất bạo động".

Câu 3: Sự khởi sắc của tổ chức ASEAN bắt đầu được đánh dấu từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế, sự khởi sắc của ASEAN được đanh dấu từ hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali(Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á( gọi tắt là Hiệp ước Bali).
 

Câu 4:
Năm 1995, quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau hội nghị thượng đỉnh tại Ba-li (Inđônêxia) (1992), Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của tổ chức này. 3 năm sau, vào ngày 28 -7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

Câu 5: Đất nước Pakixtan theo tôn giáo nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo kế hoạch Maobáttơn, Ấn Độ được chia thành hai nhà nước tự trị theo hai tôn giáo khác nhau là Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và Pakixtan theo Hồi giáo. 

Câu 6: Nhân dân các nước Đông Nam Á đã tận dụng cơ hội thuận lợi nào sau đây để đứng lên đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tận dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Câu 7: Năm 1984, quốc gia nào sau đây gia nhập ASEAN?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Câu 8: Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Câu 9: Năm nước sáng lập tổ chức ASEAN (8/8/1967) là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm nước sáng lập tổ chức ASEAN (8/8/1967) là Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

Câu 10: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á là một trong bốn "con rồng" kinh tế châu Á?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xingapo là là một trong bốn "con rồng" kinh tế châu Á.

Câu 11: Sau cuộc kháng chiến chống Pháp, những quốc gia nào ở Đông Nam Á phải tiếp tục tiến hành kháng chiến chống Mĩ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trải qua cuộc đấu tranh kiên cường và gian khổ, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
 

Câu 12: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia Đông Nam Á nào không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ.

Câu 13: Vào những năm 80 của thế kỉ XX, sản xuất công nghiệp của Ấn Độ đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Về sản xuất công nghiệp, vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng hàng thứ mười trên thế giới.

Câu 14: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi tuyên bố độc lập là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Sau khi tuyên bố độc lập, Ấn Độ duy trì quan hệ tốt với hầu hết các quốc gia đồng thời ủng hộ các nước thuộc địa Châu Phi và Châu Á giành lại độc lập trong thập niên 1950. Trong Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ cố gắng giữ vai trò trung lập và là một trong những thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết. Ấn Độ từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55.000 quân thuộc quân đội Ấn Độ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại 4 châu lục. Do đó đáp án của câu hỏi phải là "theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của tất cả các nước".

Câu 15: Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại và hòa dịu từ sau sự kiện nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80  là thời kì căng thẳng giữa các nước Đông Dương và ASEAN về vấn đề Campuchia. Năm 1991, với việc kí Hiệp định hòa bình về Campuchia, vấn đề Campuchia đã được giải quyết. Lúc này, Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.

Câu 16: Ngày 26/1/1950 đã diễn ra sự kiện nào trong lịch sử Ấn Độ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

Câu 17: Nội dung nào phản ánh đúng mục tiêu của tổ chức ASEAN?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mục tiêu của tổ chức ASEAN là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác giữa các thành viên nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.

Câu 18: Quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức ASEAN vào năm 1999?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức ASEAN.

Câu 19: Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự "khởi sắc"  trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của tổ chức được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1972, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Câu 20: Hội nghị thành lập ASEAN (1967) được tổ chức tại

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hội nghị thành lập ASEAN (1967) được tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

Câu 21: "Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người Hồi giáo.

Câu 22: Theo “Phương án Maobattơn” (1947), Ấn Độ bị chia cắt thành hai nhà nước tự trị là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo “Phương án Maobattơn” (1947), Ấn Độ bị chia cắt thành hai nhà nước tự trị là Ấn Độ và Pakixtan.

Câu 23: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai được đặt dưới sự lãnh đạo của 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 12, trang 33, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.

Câu 24:
Mục đích của thực dân Anh khi thực hiện "phương án Maobáttơn" (1947) là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mục đích của thực dân Anh khi thực hiện "phương án Maobáttơn" (1947) là trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo đó, phương án này sẽ chia Ấn Độ thành hai nhà nước tự trị trên cơ sở tôn giáo là Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người Hồi giáo.

Câu 25: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, và từ năm 1995 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới.

Câu 26: Nhân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ sau sự kiện nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Lịch sử 12 trang 28, ngày 18 – 3 – 1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bới các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Câu 27: Ba quốc gia ở Đông Nam Á giành được độc lập ngay trong năm 1945 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ba quốc gia ở Đông Nam Á giành được độc lập ngay trong năm 1945 là Inđônêxia, Việt Nam và Lào.

Câu 28: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các đế quốc Âu-Mĩ.

Câu 29: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 30: Cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ (1975 - 1979) của nhân dân Campuchia giành thắng lợi nhờ có sự giúp đỡ của 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ (1975 - 1979) của nhân dân Campuchia giành thắng lợi nhờ có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam.

Câu 31: Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ thực hiện

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ thực hiện cuộc cách mạng chất xám.

Câu 32:
Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

Câu 33: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Ấn Độ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo quy định của hội nghị Ianta, Ấn Độ sẽ chịu sự tiếp quản của các nước tư bản phương Tây truyền thống. Vào cuối thế kỉ XIX, đế quốc Anh đã thực hiện xâm lược Ấn Độ và biến nơi đây thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Anh. Sau đại chiến thế giới hai, thực dân Anh đã quay trở lại xâm lược Ấn Độ và thực hiện âm mưu cai trị của mình. Do đó, sau Chiến tranh thế giới hai, nhân dân Ấn Độ phải tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Anh.