a. Khái niệm
- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
b. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa
- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
c. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
+ Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
"Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. " (SGK GDCD 7 tr48)
Trong những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa không nghiêm cấm hành vi bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, ngược lại còn khuyến khích mọi người cùng tham gia bảo vệ và phát huy những giá trị đó.
Trong các hình thức lưu giữ các di sản văn hóa phi vật thể, không có hình thức truyền miệng, bộ luật, giáo lí.
Di tích lịch sử- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
"Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. " (SGK GDCD 7 tr48)
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn.
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vât thể và di sản văn hóa vật thể.
Hành vi của chị G biểu hiện chị là người không có ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử- văn hóa Việt Nam.
Khu phố cổ là nơi hội tụ của 36 phố phường buôn bán sầm uất có bề dày gần một ngàn năm lịch sử. Mỗi tên phố thường mang đặc trưng của một ngành nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bông, Hàng Gai, Lò Rèn, Hàng Đường, …
Văn Miếu- Quốc Tử Giám không thuộc danh sách các di sản văn hóa của việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể thế giới, các ý còn lại đều đã được công nhận là di sản văn hóa vật thể thế giới.
Hành vi lấy cắp cổ vật tại nơi di tích lịch sử để bán là hành vi trái với giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, cần phải lên án, xử phạt.
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại nhạc của cung đình thời phong kiến, được biểu diễn vào các dịp lễ hội (vua đăng quang, băng hà, các lễ hội tôn nghiêm khác) trong năm của các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2003.
Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 11/12/1993.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới