1. Khái quát tự nhiên
- Diện tích: 20,5 triệu km2.
- Bao gồm: eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti
- Đặc điểm khí hậu:
+ Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới.
+ Khí hậu và thực vật phân hóa từ Đông sang Tây.
+ Gió Tín phong Đông Bắc thổi thường xuyên.
- Đặc điểm địa hình:
+ Eo đất Trung Mĩ: Phần lớn là núi và cao nguyên, có nhiều núi lửa hoạt động và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
+ Quần đảo Ăng ti: Có hình vòng cung, các đảo có nhiều núi cao và đồng bằng ven biển.
b) Khu vực Nam Mĩ
2. Sự phân hóa tự nhiên
a. Khí hậu
- Các kiếu, đới khí hậu:
+ Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.
+ Kiểu khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam.
+ Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây.
b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
- Sự phân hóa của tự nhiên: Thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.
- Các kiểu rừng và phân bố:
+ Rừng Xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.
+ Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti.
+ Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
+ Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.
+ Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a,…
Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động.
Vùng Nam An-đet thuộc khí hậu ôn hoà, phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.
Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. Với diện tích 20.5 triệu km2, Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí rộng lớn.
Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là một thảo nguyên rộng mênh mông, địa hình cao dần về phía Tây dãy An-đét. Lượng mưa trung bình 1000-1200mm, phân bố theo mùa.
Trung và Nam Mĩ bao gồm các bộ phận, ở phía Bắc là Eo đất Trung Mĩ, các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê ở phía Nam là lục địa Nam Mĩ.
Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ờ đồng bằng A-ma-dôn.
Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng rậm nhiệt đới.
Đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng nhất Nam Mĩ và cũng là đồng bằng rộng lớn nhất thế giới là đồng bằng A-ma-zon.
Dựa vào lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ, ta thấy kiểu khí hậu chiếm diện tích lớn nhất ở Trung và Nam Mĩ là cận xích đạo. Phân bố chủ yếu ở đồng bằng A-ma-dôn và dọc ven biển phía Đông Trung Mĩ.
Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đet thuộc các đới khí hậu nóng và ẩm ướt, có rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp.
Xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ lần lượt là ba đồng bằng lớn là đồng bằng A-ma-dôn, La-pla-ta và cuối cùng ở phía Nam là đồng bằng Pam-pa.
Phía đông các đảo có mưa nhiều nên rừng rậm phát triển, phía tây mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.
Dãy núi trẻ An-det chạy dọc phía Tây của Nam Mĩ là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Cao trung bình 3000 – 5000m. Dãy Cooc-di-e thuộc khu vực Bắc Mĩ, dãy At-lat thuộc khu vực Bắc Phi, dãy Hi-ma-lay-a thuộc khu vực châu Á.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới