1. Kinh tế
a) Giai đoạn 1945 – 1952
Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế:
- Biện pháp: thực hiện 3 cuộc cải cách lớn:
- Kết quả: 1950 - 1951, kinh tế đạt mức trước chiến tranh.
b) Giai đoạn 1952 – 1973
- Giai đoạn 1952 - 1960: kinh tế phát triển nhanh.
- Giai đoạn 1960 - 1973: kinh tế phát triển “thần kì”.
- Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
* Nguyên nhân khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển:
- Con người là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
- Các công ty, tập đoàn tư bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt và khả năng cạnh tranh cao.
- Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
- Chi phí quốc phòng thấp (<1% GDP) nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.
- Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển: viện trợ của Mĩ, lợi dụng chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu,…
* Những hạn chế và khó khăn của kinh tế Nhật Bản:
- Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên, ngành công nghiệp hầu như phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.
- Cơ cấu vùng kính tế, ngành kinh tế mất cân đối.
- Luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc, các nước công nghiệp mới,…
c) Giai đoạn 1973 – 1991
- Từ năm 1973, sự phát triển kinh tế thường xen với những giai đoạn suy thoái ngắn.
- Nửa sau thập niên 80, Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới.
d) Giai đoạn 1991 – 2000
- Kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
2. Đối ngoại
a) Giai đoạn 1945 – 1952
Liên minh chặt chẽ với Mĩ:
- Hiệp ước hòa bình Xanphranxico.
- Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
b) Giai đoạn 1952 – 2000
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ: Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật kéo dài vĩnh viễn.
- Đa dạng hóa quan hệ ngoại giao:
- Đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
3. Khoa học – kĩ thuật
- Mua bằng phát minh sáng chế: Năm 1986 là 6 tỉ USD.
- Tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng.
- Đến 1992, phóng 49 vệ tinh và hợp tác với Mĩ, Liên bang Nga trong nhiều chương trình vũ trụ.
Ngày 8 - 9 - 1951, Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô được kí kết, đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh trên lãnh thổ Nhật Bản.
Nhân tố quyết định nhất đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường về kinh tế là nguồn nhân lực có chất lượng, đạo đức lao động tốt, tiết kiệm, kỉ luật. Con người Nhật đã đưa đất nước này từ một quốc gia thua trận, mất hết thuộc địa lại chịu sự giải giáp của quân đồng minh trở thành một nước phát triển "thần kì" về kinh tế, sau đó trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới vào năm 1983.
Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 đến nửa đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ những giai đoạn suy thoái ngắn.
Phương án đúng là "Phát triển xen kẽ với suy thoái".
Sự thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40\% đô thị, 80\% tàu bè, 34\% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới, sau Mĩ.
Ngày 8 - 9 - 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
Để đẩy nhanh sự phát triển "thần kì" Nhật Bản rất coi trọng yếu tố giáo dục và khoa học - kĩ thuật.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với những điều kiện quốc tế thuận lợi như sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại… và chủ yếu là từ những nhân tố có ý nghĩa quyết định của chính Nhật Bản
Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc. Đây là hai sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật, thể hiện sự đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại.
Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
Để xứng đáng với vị thế siêu cường kinh tế, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc về chính trị.
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, Nhật luôn quan tâm đến khu vực Châu Á và cố gắng gây ảnh hưởng ra khu vực này. Khi Chiến tranh thế giới hai nổ ra (1939 - 1945), Nhật mở rộng việc bành trướng ra toàn bộ khu vực Đông Nam Á và thực thi chính sách Đại Đông Á. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản thi hành chính sách ngoại giao thân thiện với Mĩ , chấp nhận dưới chiếc ô bảo vệ hạt nhân của Mĩ. Sau đó, chính phủ Nhật Bản cũng có những thay đổi trong chính sách đối ngoại cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Tháng 8-1977, Thủ tướng Phucưđa đã đề ra "học thuyết Phucưđa" và đây là mốc đánh dấu sự trở lại châu Á của Nhật, củng cố mối quan hệ với các nước Đông Nam Á và làm bạn với ASEAN - những nước cùng châu lục và gần gũi với Nhật vè truyền thống và văn hóa - lịch sử.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn về mặt kinh tế tại Nhật Bản:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các "Daibátxư" (các tập đoàn, công ti tư bản lũng đoạn mang tính dòng tộc).
+ Cải cách ruộng đất, địa chủ không được sở hữu quá 3hecta ruộng đất, số còn lại chia cho nông dân.
+ Dân chủ hóa lao động (thông qua việc thực hiện các luật lao động).
Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có sự phát triển "thần kì":
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8\%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8\%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.
+ Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canada, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
+ Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Trong những năm 1991 - 2000, khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô (sau là Liên bang Nga) trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, lực lượng quân đội nước Mĩ chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh.
Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu.
Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Khác với Mĩ và Tây Âu, khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng như sản xuất ti vi, tủ lạnh, ô tô,...
Trong những năm 1952 - 1973, Nhật Bản tìm cách đẩy nhanh sự phát triển khoa học - kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh, sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD.
Chính sách ngoại giao xuyên suốt của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Biểu hiện: kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951) có giá trị trong 10 năm, sau đó được ra hạn thêm và kéo dài vĩnh viễn.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới