Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Bảo vệ môi trường
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng của bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng bất thường về thời tiết, khí hậu,...
- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất.
Bảo vệ tài nguyên, môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.
2. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a) Bão
- Thời gian:Tháng 6 - 11 (mạnh nhất tháng 8, 9, 10).
- Khu vực: Chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Hậu quả:Gây thiệt hại lớn về người và của; Ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi.
- Biện pháp:Dự báo chính xác; Sơ tán dân; Tích cực phòng chống bão.
b) Ngập lụt
- Thời gian:Tháng 9 - 10.
- Khu vực: Vùng đồng bằng châu thổ, hạ lưu sông; Vũng trũng.
- Hậu quả:Ngập úng hoa màu, ruộng đồng; Gây tắc nghẽn giao thông,…
- Biện pháp:Trồng rừng; Xây dựng công trình ngăn thủy triều, thoát nước lũ.
c) Lũ quét
- Thời gian:Tháng 6 - 10 (phía Bắc); Tháng 10 - 12 (Hà Tĩnh đến NTB).
- Khu vực: Vùng núi.
- Hậu quả:Thiệt hại về người và của; Sạt lở đất, cản trở giao thông.
- Biện pháp:Trồng rừng, sử dụng đất hợp lí; Quy hoạch điểm dân cư tránh lũ quét.
d) Hạn hán
- Thời gian:Diễn ra vào mùa khô (tùy từng khu vực).
- Khu vực: Các thung lũng khuất gió ở miền Bắc; Tây Nguyên, ĐNB; BTB và ven biển NTB.
- Hậu quả:Cháy rừng; Ảnh hưởng đến nông nghiệp, đời sống sản xuất và sinh hoạt.
- Biện pháp:Xây dựng công trình thủy lợi.
e) Các thiên tai khác
- Thời gian:Diễn ra tùy từng nơi, khu vực và năm (Động đất, lốc, mưa đá,…).
- Khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng ven biển.
- Hậu quả:Ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt.
- Biện pháp:Chủ động phòng chống vì các thiên tai này xảy ra bất thường, khó dự báo.
3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Mục tiêu: Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.
- Nhiệm vụ:
+ Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.
+ Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và cả nhân loại.
+ Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.
+ Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
+ Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.
Vùng thường xảy ra lũ quét là vùng núi phía Bắc. Vì đây là khu vực miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, một số nơi mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn.
Hai vấn đề lớn nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.
Hiện nay vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng => do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc nên khó thoát nước, mật độ xây dựng cao.
Ven biển miền Trung là vùng thường xuyên và trực tiếp chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các cơn bão ở nước ta => Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão.
Tây Bắc là khu vực có động đất mạnh nhất ở nước ta, tiếp đến là Đông Bắc, miền Trung. Nam Bộ là khu vực có động đất rất yếu.
Để phòng chống khô hạn lâu dài, cần xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.
Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian ở vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
Tình trạng mất cân bằn sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.
Tình trạng mất cân bằn sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão, lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.
Bão tập trung nhiều nhất ở nước ta vào tháng 9, tiếp đến là tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của 3 tháng này chiếm đến 70% số cơn bão toàn mùa.
Biện pháp phòng tránh bão là dự báo khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão để sơ tán dân ở những vùng các cơn bão đổ về.
Bão ở Việt Nam có đặc điểm là mùa bão chậm dần từ bắc vào nam.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới