Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Lý thuyết về Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM​

1. Công nghiệp năng lượng

a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu

* Công nghiệp khai thác than

- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg.

- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.

- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2019 đạt gần 46,4 triệu tấn.

* Công nghiệp khai thác dầu, khí

- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

- Sản lượng tăng liên tục, dầu thô đạt 13,1 nghìn tấn; Khí tự nhiên 10,2 triệu m3 (2019).

- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.

- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5 triệu tấn/năm.

b) Công nghiệp điện lực

- Tiềm năng phát triển điện lực: than, dầu, trữ lượng thuỷ điện, năng lượng sức gió, sức nước,... 

- Sản lượng điện tăng rất nhanh.

- Cơ cấu sản lượng điện: giai đoạn 1991 - 1996, thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%; đến 2019, sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng (tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen-tuabin khí).

- Về mạng lưới tải điện: đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (TP. Hồ Chí Mình) dài 1488km.

Thủy điện 

- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).

- Các nhà máy thủy điện lớn: 

+ Miền Bắc: Hoà Bình (1920 MW), Thác bà, Sơn La (2400 MW), Tuyên Quang (342 MW).

+ Miền trung + Tây Nguyên: Y-a-li (720 MW), Hàm Thuận - Đa Mi (300 MW), Đa Nhim,...

+ Nam: Trị An (400 MW), Thác Mơ (150 MW).

Nhiệt điện

- Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh, còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn đầu nhập nội. Từ sau năm 1995 có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau. 

- Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta:

+ Bắc: Phả Lại 1 (440 MW), Phả Lại 2 (600 MW), Uông Bí, Uông Bí mở rộng, Ninh Bình.

+ Nam: Phú Mỹ (4164 MW), Bà Rịa (411 MW), Hiệp Phước (375 MW), Thủ Đức (1500 MW),…

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

- Là ngành công nghiệp trọng điểm, cơ cấu ngành đa dạng (nhờ có nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn) bao gồm:

+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (công nghiệp xây xát, đường mía; chè, cà phê, thuốc lá; rượu, bia, nước ngọt; sản phẩm khác).

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa, thịt, các sản phẩm từ thịt và sữa).

+ Chế biến hải sản (nước mắm, muối; tôm, cá; sản phẩm khác).

- Quy luật phân bố: phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát triển điện lực đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm,… phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu 2: Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Than nâu: ta có mỏ than nâu khá lớn trữ lượng hàng trăm triệu tấn là Na Dương (Lạng Sơn). Mới phát hiện dưới lòng đất ĐBSH có trữ lượng than nâu hàng trăm triệu tấn (980 triệu tấn) nhưng than nâu nằm sâu dưới lòng đất từ 300 đến 1000m.

Câu 3: Ngành công nghiệp chế biến tôm, cá được phát triển mạnh ở vùng nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dựa vào SGK Địa lí lớp 12, trang 124, chế biến thủy hải sản, trong đó có chế biến tôm cá được phát triển mạnh nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long vì đây là vùng có thế mạnh về cả nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản nhất cả nước.

Câu 4: Nhà máy nhiệt điện nào dưới đây chạy bằng khí?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở nước ta là Phả Lại (trên 1000MW), Na Dương, Uông Bí, Ninh Bình đều có công suất dưới 1000MW. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ chạy bằng khí từ bể trầm tích Nam Côn Sơn.

Câu 5: Bể trầm tích nào có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất ở nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất ở nước ta và có ưu thế về khí. Trong tổng số các bể trầm tích thì bể trầm tích Nam Côn Sơn và bể trầm tích Cửu Long có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác.

Câu 6: Thế mạnh để phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công nghiệp nhiệt điện phát triển dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản than ở Đông Bắc và dầu khí tự nhiên ở Đông Nam Bộ. Một số nhà máy nhiệt điện lớn ở nước ta như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương, Phú Mỹ, Thủ Đức,…

Câu 7: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành công nghiệp khai thác dầu nhiên liệu ở nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dầu khí nước ta có trữ lượng vài tỉ tấn, sản lượng khai thác tăng liên tục. Với giá trị lớn (được ví như vàng đen) => dầu mỏ (dầu thô) là mặt hàng chủ lực trong hoạt động xuất khẩu ở nước ta, thu nhiều ngoại tệ.

Câu 8: Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hai bể trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Câu 9: Ngành công nghiệp vừa giải quyết nhu cầu thiết yếu, vừa giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội, cần đẩy mạnh phát triển là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Địa lí lớp 10, trang 129: “Công nghiệp dệt – may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của nông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giải quyết nhu cầu may mặc, sinh hoạt cho hơn 6 tỉ người trên Trái Đất và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển công nghiệp dệt – may có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất, đồng thời còn có tác dụng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nhất là lao động nữ”.

Câu 10: Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện (than, dầu khí) và từ các nhà máy thủy điện. Các nguồn năng lượng khác (gió, thủy triều,…) chưa phát triển.

Câu 11: Tiềm năng thủy điện của nước ta rất lớn, công suất có thể đạt khoảng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tiềm năng thủy điện của nước ta rất lớn, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu MW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh. Tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).

Câu 12: Tỉnh nào sau đây có ngành công nghiệp chế biến nước mắm phát triển nhất cả nước?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dựa vào SGK Địa lí lớp 12, trang 124, chế biến thủy hải sản, trong đó có chế biến nước mắm (cá biển) phát triển và nổi tiếng ở ba địa điểm là: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc – chính là thuộc 3 tỉnh Hải Phòng, Bình Thuận, Kiên Giang.

Câu 13: Ngành nào sau đây không phải là ngành sản xuất của ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ở nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo sơ đồ SGK Địa lí lớp 12, trang 122, ngành công nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm nước ta bao gồm: chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, đường mía, chè, cà phê, thuốc lá…), chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt…), chế biến thủy, hải sản (nước mắm, muối, tôm cá…). Như vậy, giấy in, văn phòng phẩm không phải là ngành sản xuất của ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ở nước ta mà là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 14: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.

Câu 15: Một trong hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác ở nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Dầu khí của nước ta tập trung ở các bề trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

Câu 16: Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ Hòa Bình đến Phú Lâm.

Câu 17: Hiện nay, khai thác dầu khí là thế mạnh của vùng kinh tế nào ở nước ta ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở nước ta hiện nay, các mỏ dầu khí lớn như : Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Rạng Đông… đều tập trung ở vùng biển thuộc khu vực Đông Nam Bộ, đem lại cho vùng rất nhiều lợi ích kinh tế. Ngoài ra, các mỏ dầu khí ở đây còn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các nhà máy lọc dầu và nhiệt điện.

Câu 18: Ngành nào sau đây không phải là ngành sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nước ta?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ba ngành: dệt may, giấy in, văn phòng phẩm, da giầy đều thuộc ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Chỉ riêng ngành rượu, bia và nước giải khát là thuộc ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 19: Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986.

Câu 20: Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm 1986, sản lượng tăng liên tục. Ngoài việc khai thác, ngành công nghiệp lọc – hóa dầu chuẩn bị ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm

Câu 21: Than bùn tập trung ở vùng nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Than bùn tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22: Trong cơ cấu điện năng của nước ta hiện nay, chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Về cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn, trong giai đoạn 1991 - 1995 thủy điện luôn chiếm hơn 70%. Đến năm 2005, ưu thế lại nghiêng về sản xuất điện từ than và khí. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Câu 23: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là khoáng sản than. Than ở miền Bắc tập trung 90\% ở Quảng Ninh với trữ lượng 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 – 8000 calo/kg.

Câu 24: Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở các khu vực tập trung công nghiệp, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ.

Câu 25: Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là mỏ Bạch Hổ.

Câu 26: Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sản lượng dầu mỏ của nước ta ngày càng tăng và nước ta cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, thu lại nguồn ngoại tệ lớn.

Câu 27: Than đá tập trung chủ yếu ở vùng nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Than ở nước ta có nhiều loại với trữ lượng dẫn đầu Đông Nam Á và tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc.

Câu 28: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Địa lí 12 trang 118, công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện.