Khái niệm Sinh trưởng và phát triển, phát triển không qua biến thái

Khái niệm Sinh trưởng và phát triển, phát triển không qua biến thái

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Khái niệm Sinh trưởng và phát triển, phát triển không qua biến thái

Lý thuyết về Khái niệm Sinh trưởng và phát triển, phát triển không qua biến thái

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào

Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể

Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra

II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái

* Quá trình phát triển của người:

a. Giai đoạn phôi.

Diễn ra trong tử cung của người mẹ

Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi phân hoá và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi.

b. Giai đoạn sau sinh.

Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự như người trưởng thành.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở trẻ em, nếu nhược năng tuyến giáp sẽ dẫn đến:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 nâng cao trang 145) hoocmon tirozin được sản sinh ra từ tuyến giáp, có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng. Ở trẻ em nếu thiếu tirozin sẽ làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường và do đó có thể gây ra bệnh đần độn, xương biến dạng.

Câu 2: Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.

Ở một số loài, gà, khỉ… là phát triển không qua biến thái. Châu chấu, cào cào là phát triển qua biến thái không hoàn toàn( ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành).

Câu 3: Ở động vật, sinh trưởng và phát triển không qua biến thái thường gặp nhất ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 (SGK 11 cơ bản trang 147) Đa số động vật có xương sống và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Phát triển của người là một ví dụ điển hình về phát triển không qua biến thái.

Câu 4: Trong cơ thể động vật có xương sống, hoocmôn testostêrôn có vai trò

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK nâng cao trang 145) Các tính trạng sinh dục phụ thứ sinh được điều hòa bởi 2 loại hoocmon sinh dục là ostrogen (hoocmon sinh dục cái do buồn trứng tiết ra có tác dụng điều hòa đến sự phát triển các tính trạng sinh dục cái) và testosteron (hoocmon sinh dục đực do tinh hoàn tiết ra có tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục đực)

Câu 5: Nhân tố quan trọng, quyết định trước tiên điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhân tố di truyền.

Do : Cả hoocmôn, thức ăn, nhiệt độ đều có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật .Nhưng yếu tố quan trọng, quyết định trước tiên phải do nhân tố di truyền (gen) quy định.

Câu 6: Loại hoocmôn tiết nhiều nhất làm thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(sgk sinh học cơ bản trang 152)
Ostrogen ở nữ và Testosteron ở nam: kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ: tăng trưởng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Riêng testosteron còn làm tăng mạnh tổng hợp protein, phát triển mạnh cơ bắp.

Câu 7: Sự biến thái từ nòng nọc thành ếch, chịu sự chi phối chủ yếu của hoocmôn tuyến nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11 nâng cao trang 153) Sự biến đổi nòng nọc thành ếch là một quá trình biến đổi ở mức độ phân tử, tế bào, mô và cơ quan, đòi hỏi có các nhân tố tác động mà quan trọng nhất là hoocmon tuyến giáp. Riêng đối với lưỡng cư, tiroxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Thiếu tiroxin nòng nọc không biến thành ếch được.

Câu 8: Trong cơ thể động vật có xương sống, hoocmôn testostêrôn có vai trò

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK nâng cao trang 145) Các tính trạng sinh dục phụ thứ sinh được điều hòa bởi 2 loại hoocmon sinh dục là ostrogen (hoocmon sinh dục cái do buồn trứng tiết ra có tác dụng điều hòa đến sự phát triển các tính trạng sinh dục cái) và testosteron (hoocmon sinh dục đực do tinh hoàn tiết ra có tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục đực)

Câu 9: Sự phát triển ở động vật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 ( SGK 11 cơ bản trang 147) phát triển của cơ thể động là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh các hình thái cơ quan và cơ thể. Phát triển là sự biến đổi về hình thái và sinh lí từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành, bao gồm sự phát triển phôi và hậu phôi.

Câu 10: Hoocmôn tirôxin được hình thành từ tuyến nào và có tác dụng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 (SGK 11 nâng cao trang 145) hoocmon tirozin được sản sinh ra từ tuyến giáp, có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản, do đó tăng cường sinh trưởng. Ở trẻ em nếu thiếu tirozin sẽ làm cho xương và mô thần kinh sinh trưởng không bình thường và do đó có thể gây ra bệnh đần độn, xương biến dạng.

Câu 11: Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sinh ra từ tuyến nào và có tác dụng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK 11  cao trang 145) hoocmon sinh trưởng (GH) được tiết ra từ thùy trước tuyến yên và có tác dụng tăng cường quá trình tổng hợp protein trong tế bào, kich thích phát triển xương, làm xương dài ra và to lên => GH làm cho xương trẻ em dài ra.

Câu 12: Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành, không trải qua giai đoạn lột xác. Đây là kiểu sinh trưởng và phát triển

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(sgk cơ bản sinh học 11 trang 151)
Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu mà con non có đặc điểm hình thái cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

Câu 13: Trong cơ thể động vật có xương sống, hoocmôn ostrôgen có vai trò

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK nâng cao trang 145) Các tính trạng sinh dục phụ thứ sinh được điều hòa bởi 2 loại hoocmon sinh dục là ostrogen (hoocmon sinh dục cái do buồn trứng tiết ra có tác dụng điều hòa đến sự phát triển các tính trạng sinh dục cái) và testosteron (hoocmon sinh dục đực do tinh hoàn tiết ra có tác dụng điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục đực)