III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI
1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn
Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…) và lưỡng cư, …
* Quá trình phát triển của bướm
a. Giai đoạn phôi.
- Diễn ra trong trứng
- Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hoá tạo thành các cơ quan của sâu bướm (sâu bướm nở ra từ trứng)
b. Giai đoạn hậu phôi.
Sâu bướm $ \to $ nhộng $ \to $ bướm non $ \to $ bướm trưởng thành $ \to $ trứng $ \to $ sâu bướm
2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành
Gặp ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián,…
* Phát triển của châu chấu
c. Giai đoạn phôi.
Diễn ra trong trứng
Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hoá tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng)
d. Giai đoạn hậu phôi.
Ấu trùng $ \to $ lột xác nhiều lần $ \to $ châu chấu trưởng thành
Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau
(SGK 11 nâng cao
trang 141) Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn phân cắt
trứng (hợp tử phân chia tạo nên phôi gồm nhiều tế bào giống nhau), giai đoạn
phôi nang (phôi gồm lớp tế bào khác nhau bao lấy xoang trung tâm), giai đoạn
phôi vị (phôi gồm 2-3 lá phôi có nhiều tế bào khác nhau), giai đoạn mầm cơ quan
(phôi gồm nhiều tế bào biệt hoá khác nhau tạo nên các mô khác nhau là mầm của
các cơ quan).
(Định nghĩa
SGK 11 cơ bản trang 151) Biến thái hoàn toàn
là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với
con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian (ở côn trùng là nhộng) ấu trùng
biến đổi thành con trưởng thành.
Cường giáp
là một tình trạng mà trong đó tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoóc môn thyroxine.
Cường giáp có 2 loại bệnh Basedow hay còn gọi là bướu cổ lồi mắt (chủ yếu) và
bướu cổ đa nhân nhiễm độc. Biểu hiện rõ nhất của hội chứng này là tình trạng
tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, sút cân nhanh, nhịp tim nhanh, khó ngủ
và rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục…
( SGK 11 cơ bản trang 153) tác dụng sinh lý của ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. Tác dụng sinh lý của juvenin: phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm
( SGK 11 cơ
bản trang 147) sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của
cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Ví dụ: sự tổng hợp và tích lũy chất
làm tế bào tăng kích thước, sự phân bào làm tăng số lượng tế bào tăng kích thước
mô, kích thước cơ quan làm cho cơ quan và cơ thể lớn lên.
( SGK 11 cơ bản trang 147) quá trình phát triển người có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau khi sinh ra. Giai đoạn phôi thai diễn ra trong tử cung (dạ con) người mẹ, hợp tử phân chia nhiều lần thành phôi => thai nhi. Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra tương tự như người trưởng thành.