1. Tính bazơ yếu
a. Tác dụng với nước
NH3+H2O ⇄ NH4++OH−
- Thành phần dung dịch amoniac gồm: NH3,NH4+,OH−,H2O
- Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu làm quỳ tím hóa xanh.
b. Tác dụng với dung dịch muối tạo thành kết tủa hiđroxit
AlCl3+3NH3+3H2O → Al(OH)3↓+3NH4Cl
Al3++3NH3+3H2O → Al(OH)3↓+3NH4+
c. Tác dụng với axit tạo muối amoni
NH3+HCl→NH4Cl (amoni clorua)
Hiện tượng: khi cho khí NH3 tác dụng với khí HCl là tạo ra khói trắng: NH4Cl 2NH3+H2SO4→(NH4)2SO4(amonisunfat)
2. Khả năng tạo phức của dung dịch NH3
Dung dịch NH3 có khả năng hòa tan hiđroxit, oxit hay muối ít tan của 1 số kim loại, tạo thành dung dịch phức chất như: Zn(OH)2; Cu(OH)2; AgCl ; Ni(OH)2; Ag2O
AgCl+2NH3→[Ag(NH3)2]Cl
Cu(OH)2+4NH3→[Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
Chú ý: nếu cho NH3 đến dư vào dung dịch Cu2+, hiện tượng quan sát được sẽ là: ban đầu có kết tủa màu xanh sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh thẫm
Amoniac là một bazơ yếu
NH3+H+→NH+4
Dung dịch amoniac thể hiện tính bazơ khi phản ứng với axit, muối, chất chỉ thị.
→ amoniac thể hiện tính bazơ khi tác dụng với axit HCl
Dung dịch amoniac có tính bazơ nên làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
HCl đặc phản ứng với NH3 đặc theo phương trình phản ứng:
HCl+NH3→NH4Cl
Khói trắng là NH4Cl
Dung dịch NH3 có tính bazơ nên làm đổi màu dung dịch phenolphtalein sang màu hồng.
Phương trình ion: 2NH3+2H++SO2−4→2NH+4+SO2−4
Phương trình ion thu gọn: NH3+H+→NH+4
2NH3+2H2O+CuSO4→Cu(OH)2+(NH4)2SO4
Cu(OH)2+4NH3→Cu(NH3)4(OH)2
Phức Cu(NH3)4(OH)2 có màu xanh đậm
Vì dung dịch amoniac là một bazơ yếu nên có phản ứng màu với dung dịch phenolphtalein, làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.