Khái niệm, ý nghĩa và cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Khái niệm, ý nghĩa và cơ chế duy trì cân bằng nội môi

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Khái niệm, ý nghĩa và cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Lý thuyết về Khái niệm, ý nghĩa và cơ chế duy trì cân bằng nội môi

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI

Cân bằng nội môi: Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể

Ý nghĩa: Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Rất nhiều bệnh của người và động vật là hậu quả của mất cân bằng nội môi

II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI

Image result for cân bằng nội môi

- Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển

- Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn

- Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Những hệ cơ quan tham gia việc điều khiển sự cân bằng nội môi?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ thần kinh bao gồm hệ thần kinh trung ương đóng vai trò là bộ phận điều khiển trong cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, và hệ thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh hướng tâm và ly tâm có tác dụng truyền thông tin đến các cơ quan tiếp nhận và đáp ứng kích thích.

Hệ nội tiết kiểm soát sự hoạt động của hàng ngàn enzim khác nhau tham gia vào ổn định môi trường bên trong cơ thể.

Câu 2: Trong cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu, vùng dưới đồi:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Là bộ phận điều khiển.

Giải thích: vùng dưới đồi sản xuất ra hoocmon ADH sau đó dự trữ ở thùy sau tuyến yên điều khiển quá trình tái hấp thu nước ở thận.

Câu 3: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, hai hoocmôn có tác dụng trái ngược nhau là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Insulin và glucagon.

Giải thích: insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicogen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ, còn glucagon thì ngược lại.

Câu 4: Tụy tiết ra những hoocmon tham gia vào cơ chế nào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điều hòa đường huyết.

Giải thích: khi đường huyết thay đổi tụy tiết ra insulin hoặc glucagon giúp giảm hoặc tăng hàm lượng glucôzơ trong máu về mức bình thường.

Câu 5: Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thụ thể áp ở cung động mạch chủ.

Giải thích: bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

Câu 6: Ý nào sau đây không có vai trò chủ yếu đối với sự duy trì ổn định pH máu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK sinh học cơ bản trang 89

Câu 7: Thận có vai trò chủ yếu trong cơ chế:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điều hòa áp suất thẩm thấu.

Giải thích: thận giúp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu của máu thông qua quá trình đào thải và tái hấp thu các chất qua nước tiểu. Thận cũng góp phần điều hòa huyết áp nhưng trung khu điều hòa huyết áp ở hành não mới là bộ phận chủ yếu giúp điều hòa huyết áp với bộ phận thực hiện là tim và hệ mạch.

Câu 8: Thành phần nào sau đây không phải là hệ đệm của pH máu:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Muối NaCl.

SGK sinh học 11 tr.89.

Câu 9: Vai trò của bộ phận điều khiển là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vai trò của bộ phận điều khiển là để kích hoạt các cơ quan đáp ứng kích thích khi cần thiết, đưa hệ thống về trạng thái tối ưu ban đầu của nó là vai trò của bộ phận đáp ứng kích thích, còn để phát hiện những thay đổi trong môi trường là vai trò của bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 10: Cơ thể động vật chống nóng bằng cách:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tăng thải nhiệt bằng truyền nhiệt và tăng thải nhiệt bằng bốc hơi đúng.

Giải thích: khi nhiệt độ cơ thể tăng, động vật chống nóng bằng cách tiết mồ hôi và tăng diện tích tiếp xúc của các cơ quan giàu mạch máu để tăng thải nhiệt ra môi trường.

Câu 11: Những thành phần nào có liên quan đến cơ chế cân bằng nội môi?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bộ phận tiếp nhận kích thích (các thụ thể, thụ quan) , Bộ phận điều khiển (trung ương thần kinh, tuyến nội tiết), Bộ phận đáp ứng kích thích (tim,gan, thận, phổi, mạch máu...) là 3 thành phần chính trong sơ đồ điều hòa cân bằng nội môi.

Câu 12: pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản 11 trang 89).

Câu 13: Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong cơ thể về trạng thái cân bằng và ổn định.

SGK Sinh học 11 tr.87.

Câu 14: Cơ chế duy trì huyết áp và áp suất thẩm thấu đều liên quan đến:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Điều hòa lượng nước trong cơ thể.

Giải thích: khi áp suất thẩm thấu thay đổi thì lượng nước cơ thể cũng thay đổi. Và việc tăng hoặc giảm lượng nước trong cơ thể lại ảnh hưởng tới thể tích máu và huyết áp.

Câu 15: Trong máu có các hệ đệm chủ yếu nào :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản 11 trang 89)

Câu 16: Cái gì tạo nên môi trường nội bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thuật ngữ Môi trường bên trong (tiếng Pháp: le milieu intérieur, tiếng Anh: the internal environment)

được đề ra bởi nhà sinh lý học người Pháp Claude Bernard để chỉ dịch ngoài tế bào (dịch ngoại bào). Dịch ngoại bào là dịch bên ngoài tế bào, gồm 20% là huyết tương và 80% là dịch gian bào.

Câu 17: Tụy tiết ra hoocmon nào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Insulin và glucagon.

SGK Sinh học 11 tr.88.

Câu 18: Mô tả nào dưới đây về hệ đệm protein là không đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gồm tất cả các protein có trong huyết tương.

Giải thích: chỉ một số loại protein trong huyết tương tham gia vào hệ đệm pH, số còn lại giữ các chức năng khác như miễn dịch, tham gia quá trình đông máu,...

Câu 19: Nó được sản xuất ở gan, có tác dụng đệm pH và giữ vai trò quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thấu. Nếu thiếu nó nước bị ứ lại ở mô gây phù nề. Nó là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Albumin.

Giải thích: albumin được sản xuất và phân hủy ở gan, là một loại protein huyết tương giúp tăng áp suất thẩm thấu của máu, thiếu nó máu không kéo được nước về bị ứ ở các mô gây phù nề. Còn fibrinogen là một loại protein huyết tương tham gia vào cơ chế đông máu, globulin là kháng thể tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, hemoglobin là thành phần cấu tạo nên nhân hem của hồng cầu.

Câu 20: Trong các phát biểu sau về hệ đệm bicacbonat, phát biểu nào sai

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Là hệ đệm mạnh nhất của cơ thể.

Giải thích: hệ đệm protein mới là hệ đệm mạnh nhất của cơ thể.

Câu 21: Hoocmon aldosteron của vỏ tuyến thượng thận tiết ra khi:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hàm lượng Na+ trong máu giảm.

Giải thích: aldosteron có tác dụng kích thích sự tái hấp thu Na+ ở ống thận.

Câu 22: Hệ đệm có tốc độ điều chỉnh nhanh nhất là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ đệm bicacbonat.

Giải thích: tốc độ phản ứng của hệ đệm bicacbonat diễn ra nhanh nhất trong các hệ đệm nên tốc độ điều chỉnh pH của nó là nhanh nhất.

Câu 23: Sự xuất hiện glucôzơ trong nước tiểu:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Glucôzơ được liệt kê vào danh sách những chất bất thường trong nước tiểu.Đó là những chất chỉ có lượng rất ít hoặc không có trong nước tiểu bình thường (không phát hiện được bằng các phương pháp thông thường). Glucôzơ có mặt trong nước tiểu được gọi là glucôzơ niệu. Glucôzơ niệu gặp trong bệnh đái tháo đường tuỵ, do thiếu insulin nên glucôzơ không thoái hoá được, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao quá ngưỡng thận nên bị đào thải ra nước tiểu. Cũng có trường hợp có glucôzơ niệu nhưng nồng độ glucôzơ máu không cao, đó là do khả năng tái hấp thu của ống thận giảm.

Câu 24: Ở người, pH trong máu bằng khoảng :

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản 11 trang 89)

Câu 25: Các chất đệm của môi trường trong cơ thể là những chất:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có khả năng duy trì ổn định pH máu.

Giải thích: hệ đệm duy trì được pH máu ổn định do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu.