Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

A. Nội dung bài học

I. Vài nét về tác giả

- Hi-pô-lít Ten sinh năm 1828, mất năm 1893

- Quê quán: Ông sinh ra tại Vouziers, Pháp

- Cuộc đời và sự nghiệp:

   + Năm ông 13 tuổi, 1841, cha ông mất

   + Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng khi ông chưa 20

   + Năm 1853, ông hoàn thành bằng tiến sĩ

   + Ông được biết đến là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Pháp

   + Tác phẩm tiêu biểu: Ông là tác giả của công trình nghiên cứu La- phông- ten và thơ ngụ ngộ của ông (1853)

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản trích từ chương II, phần thứ hai công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” của ông, xuất bản lần đầu năm 1853, đã tái bản nhiều lần.

2. Bố cục

- Phần 1: (từ đầu đến “Tốt bụng như thế”): Hình tượng cừu trong thơ La Phông- ten

- Phần 2: (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông- ten

3. Giá trị nội dung

- Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, tác giả làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

4. Giá trị nghệ thuật

- Cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học, lối viết hấp dẫn

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Vài nét về tác giả Hi-pô-lít Ten: tác giả tài năng với nhiều vai trò: triết gia, sử gia, nghiên cứu văn học.

- Đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten trích “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” là một đoạn trích tiêu biểu mà thông qua việc bàn luận về hai hình tượng chó sói và cừu, ttacs giả đã khéo léo làm rõ đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

II. Thân bài

1. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

- Đưa ra dẫn chứng nhận định: Con cừu non trong thơ La-phông-ten tội nghiệp, buồn rầu và dịu dàng

- So sánh hình tượng cừu dưới ngòi bút của Buy-phông: thấy con cừu ngu ngốc và sợ sệt => ngòi bút miêu tả chính xác những đặc tính của con vật => sự chính xác của ngòi bút khoa học

⇒ Hình tượng cừu trong thơ La-phông- ten: Thấy chú cừu thân thương và tốt bụng

   + Dẫn chứng: Con cừu mẹ chạy tới khi nghe tiếng khóc của con cừu con, nhận ra con trong “cả đám đông cừu”, đứng yên trên “đất lạnh và bùn lầy” chờ con => Có tình cảm mẫu tử như con người

⇒ Khẳng định La-phong-ten đã động lòng thương cảm những chú cừu như thế => Nhà thơ phản ánh hiện thực bằng suy nghĩ, tình cảm của mình

2. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

- Đưa ra nhận định: Chó sói trong thơ La-phông-ten đáng thương, là một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, một gã vô lại, luôn đói dài và luôn bị ăn đòn

- So sánh hình tượng sói dưới ngòi bút của Buy-phông: thù ghét mọi sự kết bạn, dáng vè hoang dã, bản tính hư hỏng, thật đnags ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng => cái nhìn khách quan, chân thực của nhà khoa học =>Buy-phông dựng bi kịch của sự độc ác

⇒ Hình tượng cừu trong thơ La-phông- ten: cũng là bạo chúa khát máu, giọng khàn khàn, tiếng gầm dữ dội nhưng vụng về=> Kẻ săn mồi ăn tươi nuốt sống loài vật yếu ớt, bé nhỏ, một tên tàn bạo, lí sự cùn nhưng nhìn sâu lại tháy khía cạnh khác: khổ sở, vụng về => LPT dựng hài kịch về sự nggu ngốc

⇒ Gửi gắm đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: Khác với các nhà khoa học nhìn mọi vật dưới lăng kính khách quan, chính xác, các nhà thơ sáng tác tác phẩm nghệ thuật dựa trên hiện thực được nhìn qua cách cảm nhận của riêng mình

III. Kết bài

- Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành cocong đoạn trích: cách trình bày và sắp xếp luận điểm chặt chẽ giàu thuyết phục, dẫn chứng khoa học…

- Cho đến nay đoạn trích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten nói riêng và công trình “La Phông- ten và thơ ngụ ngôn” vẫn được đánh giá là công trình xuất sắc của Hi-po-lít- ten

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten thuộc loại nào?

A. Tác phẩm văn chương B. Văn bản nhật dụng

C. Văn bản nghị luận xã hội D. Văn bản nghị luận văn học

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 2: Tác giả của văn bản trên là ai

A. Ru-xô B. Hi-pô- lít Ten

C. Von-te D. La Phông- ten

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 3: Ý tưởng chính mà tác giả muốn nói đến qua văn bản trên là gì?

A. Những nét độc đáo của hình tượng con chó sói và con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten

B. So sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten với con cừu và con sói trong những trang viết của Buy – phông

C. Mô tả cách nhìn nhận và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học

D. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La- Phông ten

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 4: Theo Buy phông, loài cừu không có tính cách nào sau đây?

A. Thân thương B. Bắt chước

C. Ngu ngốc D. Sợ sệt

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 5: Tính cách của loài nào trong quan niệm của La Phông ten khác với Buy phông?

A. Hư hỏng B. Khốn khổ

C. Độc ác D. Khát máu

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 6: Cách viết về chó sói và cừu của Buy- phông và La Phông ten có điểm gì giống nhau?

A. Cả hai ông đều sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về chúng

B. Cả hai ông đều dựa vào đặc tính của cừu và chó sói để nói về chúng

C. Cả hai ông đều viết về loài cừu và chó sói nói chung chứ không phải một con cừu, con chó sói cụ thể

D. Cả hai ông đều viết về cừu và chó sói như những số phận và tính cách cụ thể

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Chó sói và cừu được Buy phông miêu tả một cách khách quan khoa học theo đặc tính của loài nói chung

B. Cừu và chó sói trong trang viết của Buy phông có những đặc tính đơn giản của loài: hoặc là sợ sệt, ngu ngốc, hoặc là độc ác

C. Chó sói và cừu được Buy phông miêu tả như một số phận, một tính cách sinh động, phong phú

D. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc luận bàn về hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La phông ten

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 8: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác?

A. Cả chó sói và cừu đều được La phông ten miêu tả như một số phận cụ thể

B. Hình ảnh chó sói và cừu trong thơ La Phông ten còn mang trong đó bóng dáng cuộc sống con người

C. La Phông ten không chỉ dựa vào đặc tính chủng loại mà còn dùng trí tưởng tượng phóng khoáng và lòng thương cảm để miêu tả chó sói và cừu

D. Hình tượng chó sói của La Phông ten chỉ là một kẻ đáng cười chứ không phải là một kẻ đáng ghét như trong những trang viết của Buy- phông

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 9: Sức thuyết phục của văn bản được thể hiện qua cách viết nào?

A. So sánh B. Phân tích tỉ mỉ, chi tiết

C. Liệt kê qua nhiều dẫn chứng D. Phản đề

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 10: Buy phông là ai?

A. Là một nhân vật văn học B. Nhà thơ

C. Nhà nghiên cứu văn học D. Nhà triết học

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 11: Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten là gì?

A. Nhân hóa B. Hoán dụ

C. Điệp ngữ D. So sánh

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 12: Mục đích chính của văn bản trên là?

A. Bàn về đặc điểm tính cách của loài cừu

B. Bàn về đặc điểm tính cách của loài chó sói

C. Bàn về sự khác biệt giữa cái nhìn của nhà văn và nhà khoa học

D. Bàn về đặc trưng của văn chương nghệ thuật

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D