- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực
Kết bài: Nêu nhận định, đánh gái chung của mình về tác phẩm truyện
- Triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện cảm xúc, ý kiến riêng của người viết
Bài 1: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận truyện ngắn Làng.
Bài 2: Viết phần mở bài và kết bài cho đề văn: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về truyện ngắn Làng của Kim Lân
Bài 1: Dàn ý: nghị luận truyện ngắn Làng
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng. Giới thiệu nhân vật ông Hai- nhân vật chính
Thân bài:
- Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai
+ Lúc ở nơi tản cư, ông thường xuyên nhớ và khoe về làng của mình
+ Ông theo dõi tin tức kháng chiến: thấy giặc thua, ông vui mừng
- Nhân vật ông Hai trước tin đồn làng chợ Dầu theo giặc
+ Cảm thấy xấu hổ, đau đớn
+ Không dám bước chân ra khỏi nhà
+ Luôn sống trong cảm giác dằn vặt, tội lỗi
+ Nỗi ám ảnh khiến ông luôn có cảm giác tủi nhục, đau xót
+ Ông tâm sự với đứa con cũng để giãi bày lòng mình
+ Ông đấu tranh tư tưởng, giằng xé giữa việc chọn theo làng hay chọn theo kháng chiến
- Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
+ Ông vui sướng, hạnh phúc như trút bỏ được gánh nặng trong lòng
+ Ông lại đi khoe với mọi người về làng của mình
Kết bài:
Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn ca ngợi tình yêu quê hương đất nước của người nông dân
+ Xây dựng thành công nhân vật, tình huống truyện độc đáo
+ Khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu quê hương, đất nước
Bài 2:
Mở bài:
Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về người nông dân bởi vốn hiểu biết sâu sắc về nông thôn. Ông thường chỉ viết về cảnh sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Trong đó, tác phẩm Làng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông viết về chủ đề này trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm xây dựng thành công hình tượng nhân vật ông Hai, người làng chợ Dầu, yêu quê hương tha thiết, sâu sắc, trải qua thử thách càng yêu quê sâu đậm hơn.
Kết bài: Truyện ngắn Làng của Kim Lân là minh chứng chân thật nhất về tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến thông qua việc khai thác đề tài người nông dân trong kháng chiến. Với cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả Kim Lân đã khắc họa ấn tượng về nhân vật ông Hai hiền lành, chất phác, yêu làng quê, trung thành với kháng chiến. Tất cả đã làm nên thiên truyện ngắn đặc sắc, ý nghĩa.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Trong nền văn học hiện đại, Kim Lân là một gương mặt độc đáo. Do hoàn cảnh sống của mình, ông am hiểu sâu sắc sinh hoạt, tâm lí của người nông dân. Kim Lân được xem là nhà văn của nông thôn, của người dân quê Việt Nam với vẻ đẹp mộc mạc mà đậm đà. “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân. Tác phẩm này được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện một cách sinh động vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước ở người nông dân. Ai đến với “Làng” chắc khó có thể quên ông Hai – một nhân vật nông dân mang đến những nét đẹp thật đáng yêu qua ngòi bút khắc họa tài tình của Kim Lân.