Nghĩa tường minh và hàm ý

Nghĩa tường minh và hàm ý

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nghĩa tường minh và hàm ý

I. Kiến thức cần nhớ

1. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

2. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp những có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

3. Điều kiện sử dụng hàm ý:

- Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

- Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

II. Bài tập vận dụng

Bài 1:

Tìm hàm ý trong các ví dụ dưới đây:

a, Bao giờ chạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

b, Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Bài 2: Người nói và người nghe trong những câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe có hiểu hàm ý của người nói hay không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.

Gợi ý:

Bài 1:

a, Chạch, loại cá sống dưới nước, sáo loài chim sống trên trời không thể đẻ trứng dưới nước.

Câu ca dao như một lời từ hôn khi đưa ra điều không thể tồn tại trong hiện thực, đây là lời từ chối của cô gái thông minh có phần kênh kiệu

b, Lời tỏ tình ý nhị, tình tứ của chàng trai khi mượn hình ảnh của “tre non” và hành động “đan sàng” để hỏi ý kiến của cô gái đang tới tuổi cập kê có đã muốn lấy chồng hay chưa.

Bài 2:

Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư

- Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây: người quyền uy, quý phái như “tiểu thư” Hoạn Thư cũng có lúc phải tới đây nơi báo ân báo oán của Thúy Kiều (hàm ý mỉa mai, giễu cợt sự thất thế của Hoạn Thư.

- Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều: sự cảnh báo trước hình phạt thích đáng, oan nghiệt như Hoạn Thư.

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, bởi sau lời nói của Thúy Kiều thì Hoạn Thư hồn lạc phách siêu, sợ sệt.

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Nghĩa tường minh là gì?

A. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

B. Nghĩa tường minh là phần nghĩa không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 2: Hàm ý là gì?

A. Phần nghĩa được thông báo trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

B. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

C. Cả đáp án A và B

D. Không xác định được

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 3: Câu nào dưới đây chứa hàm ý?

A. Lão trông tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chẳng vừa đâu: Lão vừa cho tôi xin một ít bả chó

B. Lão làm khổ lão chứ ai làm khổ lão

C. Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn

D. Chẳng hiểu lão chết vì gì mà bất thình lình như vậy.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 4: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút

C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 5: Câu “dã tràng xe cát biển Đông” có hàm ý gì?

A. Nói tới việc con dã tràng xe cát ở biển Đông

B. Nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích

C. Nói tới hiện tượng con dã tràng thường xuyên xe cát để lấp lối đi xuống thủy cung

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 6: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?

A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói

B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 7: Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây?

- Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. –Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

A. Anh nói nữa đi B. Năm phút nữa là mười.

C. Còn hai mươi phút thôi D. Chè đã ngấm rồi đấy

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 8: Tìm hàm ý trong đoạn hội thoại dưới đây:

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con” phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

A. Thông báo về việc cơm đang sôi B. Thông báo về việc cơm sôi và sẽ nhão

C. Muốn nhờ người chắt giúp nước cơm D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 9: Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:

Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.

……………………..

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: Không sao, kiến tha lâu cũng có ngày đầy tổ. Cậu cố gắng từng ngày từng ngày sẽ tiến bộ mà.

Câu 10: Hãy tìm hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

Nghĩa tường minh:……

Hàm ý:……..

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án:

Nghĩa tường minh: Bệnh nhân tới muộn.

Hàm ý: Không hài lòng vì việc bệnh nhân tới muộn