Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Từ đồng nghĩa

I. Kiến thức cơ bản

- Từ đồng nghĩa: những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

- Các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau trong mọi trường hợp, khi nói và viết cần chọn các từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan, sắc thái biểu cảm.

- Phân loại: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn

II. Bài tập vận dụng

Bài 1:

Tìm các từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau:

Nhà thơ, loài người, người xem, người nghe, cùng năm, cùng quê, nước ngoài.

Gợi ý trả lời:

Từ thuần Việt

Từ Hán Việt

Nhà thơ

Thi nhân

Loài người

Nhân loại

Người xem

Khán giả

Người nghe

Thính giả

Cùng năm

Đồng niên

Cùng quê

Đồng hương

Nước ngoài

Ngoại quốc

Bài 2:

Chữa lỗi dùng từ sai trong các ví dụ sau:

- Triển lãm có trình bày nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của các họa sĩ nổi tiếng.

- Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống ích kỉ, không biết giúp đỡ, bao che cho những người yếu thế.

Gợi ý trả lời:

Từ dùng sai từ trình bày, thay bằng từ “trưng bày”

Từ dùng sai từ bao che, thay bằng từ “bao bọc”

Bài 3:

Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ sau:

- Chết, toi, từ trần

- Ăn, chén, xơi

- Vợ, phu nhân

Gợi ý trả lời:

- Chết: sắc thái nghĩa trung tính

+ Toi: sắc thái nghĩa suồng sã

+ Từ trần: sắc thái nghĩa trang trọng

- Ăn: sắc thái nghĩa trung tính

+ Chén: sắc thái nghĩa suồng sã

+ Xơi: sắc thái nghĩa trang trọng

- Vợ: sắc thái nghĩa trung tính

+ Phu nhân: sắc thái nghĩa trang trọng

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Từ đồng nghĩa là gì?

A. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

B. Là những từ có âm đọc giống nhau hoặc gần giống nhau

C. Là những từ có âm đọc giống hệt nhau

D. Là những từ có nghĩa giống hệt nhau

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 2. Yếu tố “tiền” không cùng nghĩa với các yếu tố còn lại?

A. Tiền xuyên B. Tiền bạc

C. Cửa tiền D. Mặt tiền

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 3. Từ nào đồng nghĩa với từ “thi nhân”?

A. Nhà văn B. Nhà thơ

C. Nhà báo D. Nghệ sĩ

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Từ đồng nghĩa được phân thành mấy loại

A. 2 loại B. 3 loại

C. 4 loại D. Khó phân chia

Hướng dẫn giải:

Đáp án A:

→ Từ đồng nghĩa được phân thành: đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Câu 5. Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau nên có thể thay thế cho nhau, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Không phải bao giờ từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau

Câu 6. Nối các từ cột A với các từ cột B cho phù hợp về nét nghĩa

A

B

Lạnh

Rét và buốt

Lành lạnh

Rất lạnh

Rét

Hơi lạnh

giá

Trái nghĩa với nóng

Hướng dẫn giải:

Đáp án: Lạnh- rất lạnh; lành lạnh- hơi lạnh; rét- trái nghĩa với nóng; giá- rét và buốt

Câu 7. Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy”

A. Hỏng B. Qua đời

C. Tiêu đời D. Mất

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Từ chết ở đây được hiểu là hỏng máy

Câu 8. Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm trong câu sau?

A. Học sinh phải có nghĩa vụ học tập. B. Trông nó làm thật chướng mắt.

C, Lòng mẹ bao la như biển cả. D. Học tập chăm chỉ sẽ đạt kết quả cao

Hướng dẫn giải:

Đáp án: A. Nhiệm vụ/ B. Khó coi/ C. rộng lớn/ D. Thành quả

Câu 9. Chỉ ra các từ đồng nghĩa trong các câu thơ dưới đây

- Bác đã đi rồi sao bác ơi

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

- Bác đã lên đường theo tổ tiên

Mác- Lê Nin thế giới Người Hiền

- Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay.

Hướng dẫn giải:

Đáp án các từ đồng nghĩa: đi rồi- lên đường- nhẹ cánh bay

→ Đều chỉ sự ra đi của Bác, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam