Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    -TIẾNG là đơn vị cấu tạo nên từ.

       + Về mặt hình thức, Tiếng là một phần phát âm, về mặt chữ viết các tiếng được viết tách rời nhau.

       + Về mặt ý nghĩa, phần lớn các tiếng trong tiếng Việt đều có nghĩa. Tiếng là đơn vị cấu tạo từ, từ cấu tạo thành câu.

    -TỪ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu. Về mặt cấu tạo, dựa vào số lượng tiếng trong từ, người ta chia từ thành từ đơn và từ phức.

    +TỪ ĐƠN: Từ do một tiếng tạo thành. VD: cây, đứng, đẹp, vui…

    +TỪ PHỨC: Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành. Từ phức được chia thành từ ghép và từ láy. VD: trồng trọt, sách vở, xinh xắn, hợp tác xã, chủ nghĩa xã hội…

          • TỪ LÁY: Là từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ láy âm. VD: Khanh khách, Xinh xinh, long lanh, lom khom…

          • TỪ GHÉP: Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: bàn ghế, hoa hồng...

    Ta có sơ đồ tư duy sau:

    Nội dung, Bài tập Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt | Ngữ văn lớp 6

    B. Bài tập luyện tập

    Bài 1: Cho ba từ sau: đỏ, đo đỏ, đỏ hỏn

    A. Nêu đặc điểm cấu tạo của từng từ trên?

    B. Phân biệt từ đơn, từ ghép và từ láy?

    Gợi ý

    - Đỏ gồm một tiếng – từ đơn.

    - Đo đỏ gồm hai tiếng được tạo ra nhờ phép láy âm – từ láy.

    - Đỏ hỏn gồm hai tiếng được tạo ra không nhờ phép láy âm –từ ghép.

    Bài 2:

    Hãy sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ đơn đa âm tiết và từ phức: xe máy, ô tô, tắc – xi, xe buýt, xây dựng, bi – a, dưa hấu, bô – linh, trăng trắng, cà phê, tím ngắt.

    Gợi ý

    đơn đa âm tiết

    từ phức

    tắc – xi, ô tô, , bi – a, cà phê

    Trăng trắng, tím ngắt, xe máy, xe buýt, xây dựng, dưa hấu

    Bài 3: Hãy xác định từ đơn, từ ghép, từ phức, từ láy trong câu văn sau:

    Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

          (Bánh chưng, bánh giầy)

    Gợi ý:

    Kiểu cấu tạo từ

    Ví dụ

    Từ đơn

    Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tực, ngày, Tết, làm

    Từ phức

    Từ ghép

    Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy

    Từ láy

    Trồng trọt

    Bài 4:

    Cho các từ sau: ba ba, linh tinh, núi, thủy tinh, biển, xanh rì, ốc bươu, liêu xiêu, xây dựng, chuột, lò sưởi, lách cách, mấp mô, nhỏ nhoi, êm dịu, thần, khỏe mạnh, hòa hợp, khanh khách, rau muống, tàu hỏa.

    Hãy sắp xếp các từ trên vào 3 nhóm: từ đơn, từ láy, từ ghép?

    Gợi ý:

    Học sinh dựa vào cách phân loại từ để làm.

    - Từ đơn: núi, biển, chuột, thần.

    - Từ ghép: hoa hồng, rau muống, thủy tinh, ốc bươu, xây dựng, lò sưởi, êm dịu, khỏe mạnh, tàu hỏa, ba ba (ba ba là từ đơn đa âm, không phải từ láy) ,....

    - Từ láy: linh tinh, nhỏ nhoi, liêu xiêu, lách cách, khanh khách, mấp mô…

    Bài 5: Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau:

    “Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ”.

               (Trích Bánh chưng, bánh giầy)

    Gợi ý:

    Các từ ghép (in đậm): “Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ”.

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1. Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ

    A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa

    B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu

    C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.

    D. Từ được tạo thành từ một tiếng.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    → Từ là yếu tố ngôn ngữ với 2 đặc điểm cơ bản: có nghĩa, được dùng độc lập tạo câu.

    Câu 2. Đơn vị cấu tạo từ là gì?

    A. Tiếng B. Từ

    C. Chữ cái D. Nguyên âm

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Tiếng (hình vị) là yếu tố cấu tạo từ

    Câu 3. Từ tiếng Việt được chia làm mấy loại?

    A. 2 B. 3

    C. 4 D. 5

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Từ tiếng Việt được chia làm 2 loại chính: từ đơn và từ phức

    Câu 4. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

    A. Từ đơn và từ ghép B. Từ đơn và từ láy

    C. Từ đơn D. Từ ghép và từ láy

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    → Từ phức từ có hai tiếng trở lên. Gồm từ láy và từ ghép

    Câu 5. Từ phức gồm mấy tiếng

    A. hai hoặc nhiều hơn hai B. ba

    C. bốn D. nhiều hơn hai

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Từ phức có 2 tiếng hoặc từ 2 tiếng trở lên.

    Câu 6. Từ tươi tốt, dạy dỗ, học hỏi, học hành là từ láy. Đúng hay sai?

    A. Đúng B. Sai

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Nghĩa của các tiếng cấu tạo nên các từ trên đều có nghĩa, các từ trên là từ ghép đẳng lập.

    Câu 7. Từ “khanh khách” là từ gì?

    A. Từ đơn B. Từ ghép đẳng lập

    C. Từ ghép chính phụ D. Từ láy tượng thanh

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    → Từ “khanh khách” là từ láy tượng thanh, mô phỏng âm thanh tiếng cười của tự nhiên.

    Câu 8. Từ nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ được xếp vào nhóm từ gì?

    A. Từ ghép đẳng lập B. Từ ghép chính phụ

    C. Từ đơn D. Từ láy hoàn toàn

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Các từ này có cấu trúc X + sĩ: đều là từ ghép chính phụ

    Câu 9. Từ được cấu tạo theo công thức “bánh + x”: bánh rán, bánh dẻo, bánh mật, bánh nếp, bánh bèo… thuộc loại từ nào?

    A. Từ ghép chính phụ B. Từ láy hoàn toàn

    C. Từ ghép đẳng lập D. Từ láy bộ phận

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Các tiếng rán, dẻo, mật, nếp, bèo bổ sung ý nghĩa cho từ bánh. Khu biệt các loại bánh, nó là từ ghép chính phụ (hợp nghĩa)

    Câu 10. Tìm từ láy trong các từ dưới đây?

    A. Tươi tốt B. Tươi đẹp

    C. Tươi tắn D. Tươi thắm

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    → Từ láy “Tươi tắn” là từ láy bộ phận