Sơn Tinh, Thủy Tinh

Sơn Tinh, Thủy Tinh

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Sơn Tinh, Thủy Tinh

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

1. Tóm tắt

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

- Phần 2 (tiếp đó đến “Thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Phần 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

3. Giá trị nội dung

“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

4. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo

- Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

II. Phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

I. Mở bài

- Giới thiệu thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

   + Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

   + Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

   + Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước

   + Sơn Tinh: bóc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Cuộc trả thù hằng năm của Tinh

Hằng năm, Thủy Tinh dân nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

   + Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

- Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê diều trong giai đoạn hiện nay

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Thời gian diễn ra truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?

A. Thời đại Văn Lang- Âu Lạc B. Thời nhà Lí

C. Thời nhà Trần D. Thời nhà Nguyễn

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể được chia thành mấy phần?

A. Không thể chia đoạn B. Hai đoạn

C. Ba đoạn D. Bốn đoạn

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Phần 1: Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

Phần 2: Cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

Phần 3: Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và thất bại của Thủy Tinh

Câu 3. Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là ai?

A. Sơn Tinh B. Thủy Tinh

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Mị Nương

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 4. Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân chính từ đâu?

A. Hùng Vương kén rể

B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh

C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh

D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Nguyên nhân trực tiếp từ việc Thủy Tinh không lấy được Mị Nương

Câu 5. Nội dung chủ yếu nổi bật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

A. Hiện thực cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên của tổ tiên ta

B. Cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai, lãnh thổ

C. Cuộc chiến tranh chấp người phụ nữ

D. Sự ngưỡng mộ của Sơn Tinh, lòng căm ghét Thủy Tinh

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết thể hiện khát vọng muốn chính phục tự nhiên của nhân dân ta

Câu 6. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu của nhân dân trong lao động?

A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên

B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên

C. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi

D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 7. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc?

A. Dựng nước B. Giữ nước

C. Đấu tranh chống thiên tai D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 8. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

A. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực

B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học

C. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú

Câu 9. Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?

A. Kể chuyện cho trẻ em nghe

B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ

C. Phê phán thói phá hại cuộc sống

D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Giải thích hiện tượng tự nhiên, ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta

Câu 10. Yếu tố cơ bản làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

A. Hiện thực lịch sử B. Những chi tiết hoang đường

C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Những chi tiết nghệ thuật kì ảo làm nên tính chất truyền thuyết của Sơn Tinh, Thủy Tinh