Nghĩa của từ

Nghĩa của từ

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nghĩa của từ

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    - Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ.... ) mà từ biểu thị.

    - Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:

       + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

       + Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

    B. Bài tập luyện tập

    Bài 1: Điền các từ kiêu căng, kiêu hãnh vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

    (1)...........: tự cho mình là tài giỏi hơn mà khinh người khác.

    (2)...........: có vẻ tự hào, hãnh diện về giá trị cao quý của mình.

    Gợi ý

    (1) Kiêu căng

    (2) Kiêu hãnh

    Bài 2: Điền các từ cười nụ, cười góp, cười xòa, cười trừ, cười mát vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

    (1)............: cười theo người khác.

    (2).............: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận.

    (3).............: cười chúm môi một cách kín đáo.

    (4).............: cười để khỏi trả lời trực tiếp.

    (5).............: cười vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.

    Gợi ý

    (1): Cười góp

    (2): Cười mát

    (3): Cười nụ

    (4): Cười trừ

    (5): Cười xòa

    Bài 3: Cho các nghĩa sau của từ chín

    (1) (Quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương vị thơm ngon, trái với xanh

    (2) (Thức ăn) được nấu đến mức ăn được, trái với sống

    (3) (Sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả

    (4) (Màu da mặt) đỏ ửng lên

    Hãy cho biết nghĩa nào của từ chín được dùng trong các câu sau:

    - Vườn cam chín đỏ.

    - Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín.

    - Ngượng chín cả mặt.

    - Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín.

    - Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi.

    - Lúa chín đầy đồng.

    - Gò má chín như quả bồ quân.

    Gợi ý

    - Vườn cam chín đỏ - nghĩa (1)

    - Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín – nghĩa (3)

    - Ngượng chín cả mặt – nghĩa (4)

    - Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín – nghĩa (1)

    - Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi – nghĩa (2)

    - Lúa chín đầy đồng – nghĩa (1)

    - Gò má chín như quả bồ quân – nghĩa (4)

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1. Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?

    A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị

    B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị

    C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị

    D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    Nghĩa của từ chính là nội dung là từ biểu thị

    Câu 2. Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?

    A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

    C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Không thể giải thích nghĩa của từ bằng cách đọc đi, đọc lại nhiều lần

    Câu 3. Sách Ngữ văn Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

    A. Sử dụng khái niệm

    B. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

    C. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

    D. Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    Câu 4. Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

    A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

    B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

    C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

    D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    Câu 5. Từ bao gồm mấy phần?

    A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung

    B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức

    C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt

    D. Không phân chia được

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    Câu 6. Từ “sẽ sàng” có phải từ ghép không?

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Từ sẽ sàng là từ láy

    Câu 7. Từ khúc khích có phải từ láy không?

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Đây là từ láy

    Câu 8. Từ “chuồn chuồn” có phải từ láy không?

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    → Từ chuồn chuồn là từ đơn đa âm

    Câu 9. Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

    A. Không B.

    C. Vừa có vừa không D. Vào

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    → Vô vị (không có vị gì, nhạt nhẽo)

    Câu 10. Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

    A. Hiểu biết B. Tri thức

    C. Hiểu D. Nhìn thấy

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    → Tri âm nghĩa là người hiểu tiếng lòng của mình