Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
+ Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ.
- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ
Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
- Từ Hán Việt mang sắc thái:
+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
+ Cổ kính, phù hợp với xã hội xưa
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
- Tìm nghĩa của từ “đồng” trong nhóm từ sau: đồng nghiệp, đồng môn, đồng hương, đồng niên
- Tìm nghĩa của từ “mĩ” trong nhóm từ sau: hoa mĩ, mĩ lệ, mĩ thuật, hoàn mĩ
- Tìm nghĩa của từ “thi” trong nhóm từ: thi gia, thi nhân, đường thi, cổ thi
- Từ “đồng” mang nghĩa cùng
- Từ “mĩ” mang nghĩa đẹp
- Từ “thi” mang nghĩa thơ
- Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: thi gia, gia tài, đồng đẳng, tân binh, thư sinh
- Các từ Hán Việt có yếu tố chính đứng sau: cao nhân, chiến thắng, phát thanh, bí mật
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san
Nghĩa từ thái bình: (đất nước, đời sống) yên ổn, êm ấm, không có loạn lạc, chiến tranh.
Nghĩa từ trí lực: năng lực về trí tuệ
Nghĩa từ giang san: chỉ đất nước, quốc gia, dân tộc
Các từ Hán Việt ở trên đều có nghĩa trang trọng, với ý nghĩa tích cực
Xã tắc hai phen chồn ngựa đá
Non sông nghìn thuở vững âu vàng
→ Xã tắc( non sông, đất nước, quốc gia, dân tộc)
→ Từ Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
5. Khi sử dụng từ
→ Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý tới hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng cũng như mục đích giao tiếp
→ gia sản (tài sản của gia đình)
→ Thiên trong thiên kiến có nghĩa là lệch, nghiêng ngả