I. Kiến thức cơ bản
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
+ Còn gọi là trữ tình, bao gồm các thể loại như văn học, thơ trữ tình, bao gồm các thể loại như ca dao trữ tình, tùy bút…
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác…)
- Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời van, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm
VD: Những câu hát về tình cảm gia đình, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc. Thể hiện tình yêu, sự đùm bọc giữa con người ruột thịt với nhau.
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Hãy nêu nội dung biểu cảm trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê
Gợi ý làm bài:
Nội dung biểu cảm trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê
- Sự đau xót, buồn bã của nhân vật tôi khi cha mẹ ly hôn, hai anh em mỗi người một ngả
- Thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với những đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng, vô tội, vì sự rạn nứt người lớn mà phải chịu chia lìa
Bài 2: Hãy viết một đoạn văn biểu cảm về người em biết ơn.
Gợi ý làm bài:
- Nêu ra được lòng biết ơn là đức tính cao quý của con người, điều này trở thành truyền thống ứng xử của dân tộc ta
- Em biết ơn thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ truyền kiến thức, kinh nghiệm sống, bồi dưỡng tình cảm cho em
- Biểu hiện thể hiện lòng biết ơn: luôn kính trọng thầy cô, nhớ về thầy cô, tới thăm thầy cô trong những dịp kỉ niệm, dịp lễ Tết
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Văn biểu cảm là gì?
A. Văn biểu cảm là thể loại thể hiện cảm xúc cá nhân, về các đối tượng trong đời sống thường nhật
B. Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
C. Văn biểu cảm thể hiện những cảm xúc đánh giá của con người với con người với nhau
D. Cả 3 đáp án trên đúng
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 2. Văn biểu cảm bao gồm những thể loại nào?
A. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút… B. Chèo, tuồng, kịch nói…
C. Truyện truyền thuyết, cổ tích… D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 3. Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu con người, yêu thiên nhiên, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 4. Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự
B. Không có lí lẽ, lập luận
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp
D. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Cho khổ thơ sau
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phơi
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Câu 5. Nội dung chính của đoạn thơ trên?
A. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu đất nước
B. Bộc lộ niềm vui của tác giả khi chứng kiến vẻ đẹp của mùa thu
C. Khẳng định sự khác biệt của mùa thu mới với những mùa thu khác
D. Kể về những sự kiện diễn ra trong mùa thu
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên là?
A. Tự sự B. Biểu cảm
C. Nghị luận D. Miêu tả
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 7. Đặc sắc nghệ thuật thể hiện đoạn thơ trên?
A. Lời văn giàu cảm xúc B. Hình ảnh sinh động
C. Phép nhân hóa giàu sức biểu cảm D. Gồm 3 ý kiến trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án D