Tổng kết phần tiếng Việt

Tổng kết phần tiếng Việt

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tổng kết phần tiếng Việt

A. Nội dung bài học

I. Phó từ

Phó từ là gì

Các loại phó từ

Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Phó từ đứng sau động từ, tính từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ: Dũng đang học bài

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian (đã, đang, sẽ... ) , về mức độ

(rất, hơi, quá... ) , sự tiếp diễn tương tự

(cũng, vẫn, cứ, còn... ) , sự phủ định (không, chưa, chẳng) , sự cầu khiến ( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.

Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ (quá, lắm... ) , về khả năng (được... ) , về khả năng (ra, vào, đi... )

II. Các biện pháp tu từ trong câu:

So sánh

Nhân hóa

Ẩn dụ

Hoán dụ

Khái niệm

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.

Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Là gọi tên sự vật, hiện tượng,khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc.

Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ( ăn quả: hưởng thụ; trồng cây: người làm ra)

Áo nâu liền với áo xanh. Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Các kiểu

2 kiểu:

   + So sánh ngang bằng,:

( Từ so sánh: như, giống như, tựa, y hệt, y như, như là... )

   + so sánh không ngang bằng.

( Từ so sánh: hơn, thua, chẳng bằng,...

3 kiểu:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

4 kiểu:

- Ẩn dụ hình thức.

- Ẩn dụ cách thức

- Ẩn dụ phẩm chất.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

4 kiểu:

- Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.

- Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

III. Câu và cấu tạo câu:

1. Các thành phần chính của câu:

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ

Vị ngữ

Chủ ngữ

Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. VD: Trên sân trường, chúng em/ đang vui đùa

- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?

- Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động,đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?Con gì?...

- Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.

2. Cấu tạo câu:

Câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn có từ là

Câu trần thuật đơn không có từ là

Khái niệm

Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ ( cụm tính từ)... cũng có thể làm vị ngữ.

- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

   + Câu miêu tả: chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm... của sự vật nêu ở chủ ngữ.

   + Câu tồn tại: vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

Ví dụ

Tôi đi về.

Mèn trêu chị Cốc/ là dại.

Chúng tôi / đang vui đùa

IV. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ:

Câu thiếu chủ ngữ:

- là câu chỉ có thành phần vị ngữ hoặc có thành phần vị ngữ và các thành phần phụ của câu

Câu thiếu vị ngữ:

Là câu chỉ có thành phần chủ ngữ hoặc có thành phần chủ ngữ và các thành phần phụ của câu

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:

- Là câu chỉ có thành phần phụ trạng ngữ

Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu:

Là câu mà giữa các thành phần câu không có sự tương hợp nhau về mặt ý nghĩa

V. Dấu câu:

Dấu kết thúc câu ( đặt ở cuối câu )

Dấu chấm:

- Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật ( đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến)

- Ví dụ: Tôi đi học.

Dấu chấm hỏi:

Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn.

- Ví dụ: Bạn làm bài toán chưa?

Dấu chấm than:

Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.

- Ví dụ: Hôm nay, trời đẹp quá !

Dấu phân cách các bộ phận câu ( đặt trong nội bộ câu):

- Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu.

- Ví dụ: Hôm nay, tôi đi học. ( dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu )

Lớp 6a1, lớp 6a2/ vừa hát vừa múa đẹp quá. ( dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ)

B. Bài tập luyện tập

Bài 1: Tìm động từ, tính từ, danh từ trong đoạn văn sau:

A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi , ngực nở vòng cung , da đỏ như lim , bắp tay bắp chân rắn như trắc , gụ. Vóc cao , vai rộng , người đứng thẳng như cái cột đá trời trống.

Nhưng phải nhìn A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.

           (Theo Ma Văn Kháng, Hạng A Cháng)

Gợi ý:

- Động từ: nở; đứng; trống

- Tính từ: đẹp; vòng cung; đỏ; rắn; cao; rộng; thẳng

- Danh từ: A Cháng ( danh từ riêng ) ; người; tuổi; ngực; da; lim; bắp tay; bắp chân; trắc; gụ; vóc; vai; người; cột đá; trời

Bài 2: Hãy điền các từ: học hỏi, học lỏm, học hành, vào chỗ trống trước những câu dưới đây sao cho phù hợp:

a)...........................: Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng

b)...........................: Nghe và nhìn thấy người ta làm rồi mới làm theo chứ không được ai trực tiếp dạy bảo

c)............................: Tìm tòi, hỏi han để học tập

Gợi ý:

A. học hành

B. học lỏm

C. học hỏi

Bài 3: Gạch chân từ láy trong các đoạn dưới đây:

A. Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối

Giữa ngút ngàn cây trái

Dọc vùng rừng hoang sơ

Không biết thực hay mơ

Ráng chiều như hơi khói.

B. Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi

Bè đi chiều thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim

Đắm mình trong yên ả.

Gợi ý:

A. Ngút ngát, ngân nga

B. Lim dim, thầm thì, thong thả, mươn mướt

Bài 4. Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:

1. Bầu trời thoắt sập tối,

2. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng

3. Ngoài kia, bầu trời đang chở nặng những đám mây xám xịt,

4. Chớp lóe sáng lên

5. Mặt trời chói chang đã hiện ra,

Gợi ý:

1. Bầu trời thoắt sập tối, từng đàn chim bay về tổ.

2. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng những người ngư dân đã đánh cá trở về.

3. Mưa sầm sập đổ xuống, những cành cây như được gột sạch những bụi bẩn sau một ngày nắng chói chang.

4. Chớp lóe sáng lên khiến cho con bé trong nhà hoảng sợ và kêu mẹ.

5. Mặt trời chói chang đã hiện ra, một ngày mới lại bắt đầu trên bản Áng tại Mộc Châu.

Bài 5: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau và cho biết mỗi chủ ngữ, vị ngữ có cấu tạo như thế nào?

A. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

B. Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

(Tô Hoài, Bài học đường đời đầu tiên)

Gợi ý:

A.

   + Tôi: chủ ngữ (đại từ)

   + đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: vị ngữ (cụm động từ )

B.

Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được.

CN1         VN1                 CN2                         VN2

Bài 6: Các câu sau sai ở chỗ nào?

A. Chân bé vừa chạy vừa không ngớt khóc gọi mẹ.

B. Tay chị đưa những nét vẽ mềm mại và cất tiếng khe khẽ hát.

C. Với những lỗi lầm đã trót gây ra cho dế Choắt khiến Dế Mèn ân hận suốt đời.

Gợi ý:

Những câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.

Chữa lại như sau:

A. Chân bé vừa chạy, miệng vừa không ngớt khóc gọi mẹ.

B. Tay chị đưa những nét vẽ mềm mại và miệng cất tiếng khe khẽ hát.

C. Với những lỗi lầm đã trót gây ra cho dế Choắt, Dế Mèn ân hận suốt đời.

Bài 7: Xác định lỗi sai và sửa các câu sau:

A. Cuối cùng ngày khai trường đã tới trong sự chờ đợi vui lòng của chúng em.

B. Dế Mèn là tác phẩm rất gần gũi với lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng.

C. Mẹ tôi có dáng người rất thanh thản.

D. Trước khi nói phải nghĩ, không nên nói năng tự tiện.

Gợi ý:

A. “Vui lòng”: thường chỉ niềm vui bên trong âm thầm.

Nên thay bằng các từ: “vui sướng”, “háo hức”.

B. “tác phẩm”: sản phẩm do nhà văn sáng tạo ra. Tô Hoài không có tác phẩm Dế Mèn, chỉ có nhân vật Dế Mèn.

Nên thay bằng từ “nhân vật”.

C. “Thanh thản”: tính từ chỉ trạng thái tinh thần nhẹ nhàng, thoải mái.

Nên thay bằng từ chỉ hình dáng bên ngoài như: Thanh mảnh, thanh thoát.

D. “tự tiện”: cứ theo ý thích của mình mà làm, không thưa hỏi, không xin phép ai cả.

Nên thay bằng từ: “tùy tiện”.