Từ ghép

Từ ghép

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Từ ghép

A. Nội dung bài học

I. Kiến thức cơ bản

Từ ghép có hai loại chính: từ ghép chính phụ và đẳng lập

+ Từ ghép chính phụ: tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Có tính phân nghĩa (nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính)

VD: từ bà ngoại (tiếng bà là tiếng chính, tiếng ngoại là tiếng phụ) có nghĩa hẹp từ bà

+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

VD: từ quần áo (tiếng quần và áo đẳng lập với nhau về nghĩa) có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng quần/ áo

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hãy tìm từ ghép trong đoạn trích sau:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua.

Gợi ý trả lời:

Từ ghép có trong đoạn trích:

Ăn uống; điều độ; làm việc; chừng mực; thanh niên; cường tráng; lợi hại; nhọn hoắt; thỉnh thoảng; ngọn cỏ

Bài 2: Cho các tiếng: mặt, học, dạy, xinh, tươi, nhà, trâu, áo. Em hãy tạo các thành các từ ghép đẳng lập.

Gợi ý trả lời:

Các từ ghép đẳng lập được tạo thành từ các tiếng có sẵn:

Mặt mũi, học hành, dạy dỗ, xinh đẹp, tươi tốt, nhà cửa, trâu bò, áo quần

Bài 3: Hãy phân tích cấu tạo của các từ sau: hợp tác xã , công nghiệp hóa, nem cua bể

Gợi ý trả lời:

Cấu tạo của các từ ghép ba âm tiết ở trên:

Từ ghép | Ngữ văn 7

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Từ ghép có mấy loại?

A. 2 B. 3

C. 4 D. 5

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 2. Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 3. Từ ghép phân nghĩa tiếng phụ có nghĩa hẹp hơn tiếng chính, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 4. Từ ghép là những từ như thế nào?

A. Hai từ ghép lại với nhau

B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ

C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 5. Từ “học hành” có phải từ ghép không?

A. Có B. Không

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 6. Từ “quần áo” là từ ghép đẳng lập, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 7. Từ “cười nụ” là từ ghép chính phụ đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 8. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ nhỏ hơn nghĩa của tiếng chính, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 9. Từ ghép đẳng lập có tính chất gì về mặt ý nghĩa?

A. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó

B. Từ ghép đẳng lập có tính chất pân nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó

C. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính

D. Cả ba đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 10. Từ '' hợp tác xã'' là từ ghép gì?

A,. Đẳng lập B. Chính phụ

C. Vừa đẳng lập, vừa là chính phụ D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Đáp án A