Bố cục trong văn bản

Bố cục trong văn bản

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bố cục trong văn bản

A. Nội dung bài học

I. Kiến thức cơ bản

- Văn bản được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có bố cục rõ ràng, thể hiện sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí

- Điều kiện để bố cục rành mạch, hợp lí:

   + Nội dung các phần, các đoạn phải được thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi

   + Trình tự sắp xếp phải giúp cho người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đề ra

- Văn bản được xây dựng gồm ba phần: Mở, thân, kết bài

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hãy nêu lại bố cục của văn bản Bài học đường đời đầu tiên. Có thể kể lại câu chuyện đó theo bố cục khác được không?

Gợi ý trả lời:

Bố cục của văn bản: Bài học đường đời đầu tiên:

Phần 1: Vẻ ngoài và tính cách của Dế Mèn

Phần 2: Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên

Bài 2: Xây dựng dàn ý cho bài tập làm văn viết về ngôi trường của em.

Gợi ý trả lời:

Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường của em (tên gọi, năm thành lập, vị trí địa lý)

Thân bài:

Miêu tả khái quát: diện tích, không gian bao quát, đặc điểm nhận dạng ra ngôi trường

Miêu tả chi tiết: Lớp học, sân trường

   + Điểm đặc biệt của lớp học, cách sắp xếp, trang trí lớp học

   + Số lượng lớp học, phòng chuyên môn, sân vận động, hội trường…

   + Sân trường trong những giờ ra chơi, giờ chào cờ, giờ tập thể dục…

- Truyền thống dạy và học của nhà trường

   + Trường đạt được thành tích gì trong giáo dục

   + Các thế hệ học trò đóng góp gì cho nhà trường

- Đội ngũ giáo viên giỏi, tận tình, hết lòng vì học sinh

- Học sinh: ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiếu học

- Các hoạt động xã hội của nhà trường: từ thiện, tham gia phong trào tình nguyện của thành phố/ địa phương

- Các ngày hội lớn của trường: 20/11; 26/3… thường có nhiều cuộc thi, trò chơi hấp dẫn, bổ ích

- Ngôi trường là niềm tự hào của nhiều thế hệ học trò

Kết bài: Nêu tình cảm của em cũng như nhiều thế hệ học trò đối với thầy cô và ngôi trường.

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Bố cục trong văn bản là gì?

A. Văn bản không thể viết một cách tùy tiện, phải có bố cục rõ ràng

B. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý

C. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp nội dung của văn bản theo một trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lý

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 2. Điều kiện nào để bố cục rành mạch, hợp lý?

A. Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, bên cạnh đó, cũng có sự phân biệt rạch ròi

B. Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 3. Bố cục của văn bản được xây dựng gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 4. Bố cục văn bản cuộc chia tay của những con búp bê là?

A. Hai anh em chia đồ chơi → Thủy chia tay lớp học → Cảnh hai anh em chia tay

B. Thủy chia tay lớp học → Cảnh hai anh em chia tay → Hai anh em chia đồ chơi

C. Hai anh em chia tay → Hai anh em chia tay lớp học của Thủy → Cảnh chia đồ chơi của hai anh em

D. Không nào đúng

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 5. Bố cục trong văn bản đảm bảo tính mạch lạc, chặt chẽ của văn bản đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A