Từ láy

Từ láy

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Từ láy

I. Kiến thức cơ bản

Từ láy được chia làm hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại hoàn toàn, nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối

VD: Xinh xinh, chầm chậm, đăm đăm

- Láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu, hoặc về phần vần

VD: trắng trong, long lanh, phần phật

- Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ âm thanh và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng

Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với nghĩa tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ, nhấn mạnh…

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm các từ láy có trong đoạn thơ sau:

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

Gợi ý trả lời:

Các từ láy được sử dụng trong bài: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng

Bài 2: Theo em các từ dưới đây được xếp vào từ ghép hay từ láy: học hành, tươi tốt, ngu ngốc, học hỏi, râu ria, nảy nở, rơi rớt

Gợi ý trả lời:

Các từ ngu ngốc, học hỏi, tươi tốt, máu mủ… đều là từ ghép đẳng lập, vì hai tiếng ghép lại đều có nghĩa.

Bài 3: Cho các tiếng sau, em hãy tạo thành các từ láy: nhỏ, nhức, chênh, tan, long, nhẹ, lắp

Gợi ý trả lời:

Các từ ghép được tạo thành:

Nhỏ nhắn, nhức nhối, chênh vênh, tan tành, long lanh, nhẹ nhàng, lắp bắp

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Từ láy là gì?

A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau

C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 2. Từ láy được phân thành mấy loại?

A. Hai loại B. Ba loại

C. Bốn loại D. Không thể phân loại được

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 3. Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào?

A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng

B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Từ “tươi tốt” có phải từ láy không?

A. Có B. Không

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Tươi tốt là từ ghép đẳng lập vì các yếu tố cấu tạo từ đứng độc lập vẫn có nghĩa

Câu 5. Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ ”?

A. Mặt mũi B. Nhăn nhó

C. Bà già D. Đau khổ

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 6. Từ “nhem nhuốc” là từ láy toàn phần, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 7. Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. ” Có mấy từ láy?

A. 1 từ B. 2 từ

C. 3 từ D. 4 từ

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Từ láy trong câu trên: nức nở, tức tưởi

Câu 8. Từ “thoang thoảng” là từ láy được xếp vào nhóm nào?

A. Từ láy bộ phận B. Từ láy toàn phần

C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Thoang thoảng là từ láy toàn phần

Câu 9. Các từ chùa chiền, no nê, rơi rớt, học hành… là từ láy hay từ ghép?

A. Từ ghép B. Từ láy

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 10. Từ “thăm thẳm” là từ láy bộ phận, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

→ Thăm thẳm là từ láy toàn phần