Ông lão đánh cá và con cá vàng

Ông lão đánh cá và con cá vàng

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ông lão đánh cá và con cá vàng

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả A. Pu-skin

- A. Pu-skin là đại thi hào dân tộc Nga

- Ông là một trong số những nhà văn viết văn xuôi đầu tiên và có nhiều đóng góp cho nền văn học Nga

- Sự nghiệp sáng tác: ông được biết đến như là “mặt trời của thi ca Nga” với nhiều bài thơ đặc sắc, ông còn sáng tác trường ca, truyện ngắn…

II. Đôi nét về tác phẩm: Ông lão đánh cá và con cá vàng

1. Xuất xứ

- Truyện được kể lại bằng 205 câu thơ, trên cơ sở truyện dân gian của Nga, Đức

- Truyện vừa giữu được nét chất phác, dung dị của nghệ thuật dân gian, vừa thể hiện tài năng sáng tạo của Pu-skin

2. Tóm tắt

Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá, sau hai lần không được gì thì lần thứ ba kéo lưới được một con cá vàng. Con cá kêu van, xin thả ra và hứa đền ơn, ông không đòi hỏi gì. Về nhà, ông lão kể cho vợ nghe thì mụ vợ tham lam bắt ông ra biển đòi cá trả ơn. Lần thứ nhất, đòi cái máng cho lợn ăn. Lần thứ hai, một cái nhà rộng. Lần thứ ba, để mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ. Tham vọng quá cao, cá vàng tức giận, lấy lại tất cả. Ông lão trở về với túp lều nát và mụ vợ bên cái máng sứt mẻ.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “vợ ở nhà kéo sợi”): Giới thiệu về nhân vật

- Phần 2 (tiếp đó đến “làm theo ý muốn của mụ”): Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ

- Phần 3 (còn lại): Sự trừng trị của cá vàng

4. Giá trị nội dung

“Ông lão đánh cá và con cá vàng” là truyện cổ tích dân gian do A. Pu-skin kể lại. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc

5. Giá trị nghệ thuật

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện

- Sự đối lập giữa các nhân vật

- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường, kì ảo

III. Phân tích văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng

I. Mở bài

- Giới thiệu về đặc trưng nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích

- Giới thiệu khái quát về tác giả A. Pu-skin (vị trí của ông trong nền văn học Nga…)

- Giới thiệu về văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Giới thiệu về các nhân vật

- Nhân vật: hai vợ chồng ông lão

- Nghề nghiệp:

   + Chồng đi thả lưới

   + Vợ ở nhà kéo sợi

- Hoàn cảnh sống: sống trong một túp lều tranh nát trên bờ biển

→ Cuộc sống của hai vợ chồng ông lão lao động bình yên

→ Cách mở chuyện ngắn gọn, đầy đủ

2. Sự đền ơn của cá vàng và lòng tham của mụ vợ

- Ông lão:

   + Bắt được cá vàng, cá vàng van xin và hứa sẽ đền đáp

   + Thả cá vàng về biển và không đòi hỏi gì

→ Ông lão là người nhân từ, hiền lành, tốt bụng, không tham lam

   + Hình ảnh ông lão được miêu tả: đi, lại đi, lóc cóc, lủi thủi…

→ Dáng vẻ tất tả, đi đi, về về, cô đơn, nhỏ bé, đáng thương

- Mụ vợ

   + Những đòi hỏi của mụ vợ: đòi máng lợn mới, một cái nhà rộng, làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng, làm Long Vương ngự trên mặt biển

→ Những đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng dần. Qua đó, cho thấy mụ vợ là người tham lam.

   + Thái độ của mụ vợ đối với chồng: quát, mắng nhiếc, đuổi đi, tát

→ Mụ vợ là kẻ bội bạc, quá quắt, luôn đặt những thứ vật chất lên trên tình cảm vợ chồng

- Cá vàng:

   + Bốn lần đều đáp ứng những nhu cầu của mụ vợ

   + Lần thứ năm: cá Vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống biển cả

→ Cá Vàng đại diện cho cái thiện, lòng tốt, cho công lí của nhân dân

- Thái độ của biển cả trước những đòi hỏi của mụ vợ:

   + Lần 1: gợn sóng êm ả

   + Lần 2: biển đã gợn sóng

   + Lần 3: biển nổi sóng dữ dội

   + Lần 4: biển nổi sóng mù mịt

   + Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm

→ Thái độ của biển ngày một dữ dội như thái độ của con người trước sự tham lam của mụ vợ

3. Sự trừng trị của cá Vàng

- Hai vợ chồng ông lão trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây

→ Sự trừng trị đối với những kẻ tham lam

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những con người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc

   + Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo, xây dựng các nhân vật đối lập, sự tăng tiến trong cốt truyện…

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Truyện ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả người?

A. Nga B. Đan Mạch

C. Trung Quốc D. Việt Nam

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Tác giả là Puskin - người Nga

Câu 2. Mô tip chính của truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

A. Ba lần liên tục bắt được con, vật gì đó

B. Người hiền được hưởng sung sướng, kẻ ác bị trừng trị

C. Chồng khờ khạo, hiền lành, vợ gian tham, ác độc

D. Mọi chuyện đều có thể trở về như lúc đầu

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 3. Yếu tố cơ bản làm nên sự hấp dẫn của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Nhân hóa B. Cường điệu

C. Lặp D. Kịch tính

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 4. Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?

A. Chung một cấu trúc ngữ pháp

B. Có rất nhiều cách thể hiện các lời thoại khác nhau

C. Chung một lời thoại cho mỗi lần đối thoại

D. Các cuộc đối thoại đều diễn ra với những mẩu lộn xộn

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 5. Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?

A. Chung một cấu trúc ngữ pháp

B. Có nhiều cách thẻ hiện lời thoại khác nhau

C. Chung một lời thoại, cho mỗi lần đối thoại của từng nhân vật

D. Các cuộc đối thoại diễn ra với những mẩu lộn xộn

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 6. Nghệ thuật nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

A. Nghệ thuật miêu tả B. Nghệ thuật kể chuyện

C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật D. Nghệ thuật xây dựng kịch tính

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 7. So với những truyện cổ dân gian đã học, em có nhận xét về phương thức miêu tả trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Không xuất hiện B. Xuất hiện ít hơn

C. Xuất hiện nhiều hơn D. Tương tự như ở những truyện khác

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 8. Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích này là gì?

A. Tăng tiến, tượng trưng B. So sánh, liệt kê

C. Tăng tiến, liệt kê D. Hoán dụ, tăng tiến

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 9. Biện pháp lặp có tác dụng như thế nào đối với truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

A. Làm nổi bật các mối quan hệ giữa các nhân vật

B. Thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả

C. Làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm

D. Tô đậm triết lí sống và quan điểm ứng xử

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 10. Nhận định nào về hình thức nghệ thuật của Ông lão đánh cá và con cá vàng không chính xác?

A. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, biện pháp lặp góp phần quan trọng vào việc làm nổi bật chủ đề của truyện, phẩm chất tác phẩm

B. Kịch tính của tác phẩm mỗi lúc một cao hơn, không có thoái trào, không có nút gỡ, đỉnh điểm của kịch tính là lúc mụ vợ ông lão quay về điểm xuất phát ban đầu của số phận

C. Nhân hóa là biện pháp nghệ thuật nổi bật nhất của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

D. Cũng như thời gian, địa điểm, các nhân vật ông lão, mụ vợ, con cá vàng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng đều không có tên riêng, không xác định được cụ thể, đó chính là tính phiếm chỉ của truyện

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 11. Biển trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có phải là một nhân vật không?

A. Có B. Không

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Biển cũng là một nhân vật được nhân hóa, các sắc thái biển khác nhau mỗi lần ông lão ra biển gặp cá vàng

Câu 12. Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được khép lại bằng hình ảnh mụ vợ của ông lão đánh cá lại ngồi bên túp lều nát và cái máng lợn sứt. Đó có phải là kết thúc có hậu không?

A. Có hậu B. Không phải kết thúc có hậu

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Sự trừng phạt với mụ vợ vì thói tham lam cũng chính là kết thúc có hậu

Câu 13. Nhận định nào không đúng với trình tự thời gian của văn kể chuyện?

A. Khi kể chuyện, người kể có thể kể các sự việc theo trình tự câu chuyện diễn ra

B. Để tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện, người kể có thể đảo trật tự thời gian, diễn biến sự việc

C. Không thể đảo trình tự thời gian, trật tự của câu chuyện

D. Đảo trật tự sự kiện, trình tự thời gian là nghệ thuật kể chuyện thường thấy trong văn chương hiện đại

Hướng dẫn giải:

Đáp án C