Đeo nhạc cho mèo

Đeo nhạc cho mèo

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đeo nhạc cho mèo

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác phẩm: Đeo nhạc cho mèo

1. Tóm tắt

Mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột lo lắng tìm cách bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp bàn đeo nhạc vào cổ mèo để khi mèo đến, nghe tiếng nhạc biết đường chạy. Cả làng thấy cách hay nhưng ai cũng chối làm, có anh chuột Chù không biết chối đành nhận lời. Khi chuột chù đem nhạc đến gần mèo thì bị mèo dọa nhe nanh, giơ vuốt chạy về. Bởi thế đến tận giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “ở trên ông Đồ”): Cảnh họp làng chuột

- Phần 2 (tiếp đó đến “nói lôi thôi gì nữa”): Diễn biến cuộc họp

- Phần 3 (còn lại): Thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành

3. Giá trị nội dung

Truyện “Đeo nhạc cho mèo” miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột. Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người dưới quyền

4. Giá trị nghệ thuật

- Cách miêu tả sinh động, cụ thể, hấp dẫn

- Mượn chuyện loài vật để khuyên nhủ, răn dạy con người

II. Phân tích văn bản Đeo nhạc cho mèo

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn (khái niệm, đặc trưng về nghệ thuật, ý nghĩa…)

- Giới thiệu về truyện “Đeo nhạc cho mèo” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Cảnh họp làng chuột

- Nguyên nhân: mèo cứ xơi chuột mãi nên chuột tức giận

- Mục đích cuộc họp: tìm cách chống lại mèo

- Thành phần tham dự: đầy đủ mọi thành phần trong làng chuột như anh Chù, chú Nhắt, ông Cống…

2. Diễn biến cuộc họp làng chuột

- Lúc đầu:

   + Ông Cống đưa ra ý kiến nên mua một cái nhạc buộc vào cổ của mèo, để khi nào mèo đến, nghe tiếng nhạc, biết đường chạy trước

   + Cả làng chuột đều lấy làm phục ý kiến của ông Cống và đồng thanh ưng thuận

- Khi đã kiếm được nhạc, họp hội đồng chuột để phân công ai sẽ đeo nhạc cho mèo:

   + Cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả

   + Đùn đẩy trách nhiệm từ người này sang người khác, ai cũng sợ và phó thác trách nhiệm

   + Kết quả: chuột Chù phải nhận, vác nhạc đi tìm mèo

3. Thực hiện quyết định sau cuộc họp

- Thực hành:

   + Chù vác nhạc đi tìm mèo nhưng mới nghe tiếng mèo Chù đã sọ run cả mình, không dám tiến

   + Sợ lệ làng, phải đến gần, mèo nhe nanh, giơ vuốt, làm cho Chù khốn khổ chạy về báo tin cho làng

- Kết quả: cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy toán loạn và cho đến nay, chuột vẫn sợ mèo

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Truyện “Đeo nhạc cho mèo” miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột. Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó. Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người dưới quyền

   + Nghệ thuật: miêu tả chi tiết, sinh động; mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

- Cảm nhận của bản thân

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Chuột không bao giờ thực hiện được ý định chống lại mèo vì?

A. Cả làng đồng thanh tìm được giải pháp nhưng không ai chịu thực hiện

B. Vì loài chuột bản chất sợ mèo

C. Vì cả lũ hèn nhát, vô trách nhiệm, chỉ nghĩ lợi cho mình

D. Đáp án A và C

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 2. Lời khuyên chính từ truyện ngụ ngôn Đeo nhạc cho mèo?

A. Không được hèn nhát

B. Không được viển vông

C. Không thiếu trách nhiệm với cộng đồng

D. Phải cân nhắc tới điều kiện và khả năng khi triển khai một công việc nào đó

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 3. Truyện đeo nhạc cho mèo nhằm phê phán loại người nào trong xã hội?

A. Những kẻ thiếu nhận thức, thích phiêu lưu

B. Những kẻ hèn nhát nhưng viển vông

C. Những kẻ sẵn sàng rũ bỏ trách nhiệm với mọi người

D. Cả A, B và C

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong truyện ngụ ngôn này?

A. Nhân hóa B. Ẩn dụ

C. So sánh D. Hoán dụ

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 5. Các loại chuột tương ứng với những loại người nào trong xã hội?

A. Những kẻ có vai vế, có chút chữ nghĩa B. Những kẻ có chút chức sắc ngồi chiếu trên

C. Những kẻ thấp cổ bé họng là đầy tớ của làng D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 6. Truyện phê phán những kẻ có chức sắc , và cảnh “việc làng” ở nông thôn ngày xưa. Ý tưởng của kẻ chức sắc vừa viển vông, vừa hão huyền, gặp việc khó mới thấy sự đạo đức giả, sự hèn nhát, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 7. Chuột chù trong truyện ngụ ngôn này để chỉ những kiểu người nào trong xã hội?

A. Người có vị thế, quyền lực B. Người có tiền bạc

C. Người hôi hám, cũ rích D. Người chậm chạp, đầy tớ hèn kém

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 8. Chuột Cống đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội xưa?

A. Những kẻ có vai vế, có chút chữ nghĩa B. Những kẻ ăn trên ngồi chốc

C. Những kẻ không có địa vị, đầy tớ trong làng D. Những kẻ “dở ông, dở thằng”

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 9. Ở đời, thường có những người muốn làm việc to tát nhưng không khả thi, không có khả năng thực hiện, rút cục chỉ là hão huyền. Dân ta sáng tác ra truyện cười Đeo nhạc cho mèo để chế giễu những người ấy, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 10. Những bài học được rút từ truyện Đeo nhạc cho mèo?

A. Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi

B. Kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, người thực hiện vô cùng quan trọng

C. Một hội đồng mà cá nhân nào cũng thao túng sẽ dẫn đến những ý tưởng những quyết định ảo tưởng, điên rồ

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D